Mới đây, trang Luật Khoa Tạp chí do Trịnh Hữu Long, Phạm Đoan Trang cùng đám tay chân VOICE điều hành tung ra bài viết “Chỉ thị 16 có giá trị pháp lý không? – Không” sử dụng chiêu trò xảo ngôn, lập lờ, đánh lận nhằm phủ nhận chỉ đạo chống dịch bệnh của Thủ tướng Chính phủ, kích động người dân không tuân thủ và xúc phạm lãnh đạo Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam
Cụ thể, bài viết trên Luật Khoa chứng minh “cách ly toàn xã hội” là nội dung chứa quy phạm pháp luật, trong khi đó “Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không có giá trị pháp lý, từ đó công kích Thủ tướng lạm quyền, làm thay chức năng của Chủ tịch nước, Quốc hội khi ban hành Chỉ thị 16. Đồng thời, bài viết này cũng xuyên tạc “Công văn 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh” chứa đựng “quy phạm pháp luật” là văn bản lạm quyền, là “tòa án làm luật” trái pháp luật. Qua đó vu khống Nhà nước Việt Nam “hoàn toàn vắng bóng cơ chế kiểm tra và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật, hay nói cách khác, không có ai làm cái việc tuyên bố một văn bản là trái luật, trái Hiến pháp trên thực tế”, không đúng tiêu chí Nhà nước pháp quyền!
Từ lập luận trong bài viết, cần phải giải thích rõ một số điều sau:
Thứ nhất, sau khi có Quyết định công bố dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ lập Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch và đã ban hành hàng loạt các Chỉ thị nhằm hướng dẫn, đôn đốc bộ máy Chính phủ thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Việc ban hành Chỉ thị 16 trong đó có yêu cầu “thực hiện cách ly toàn xã hội”, Thủ tướng Chính phủ và báo chí đã giải thích rõ, “cách ly toàn xã hội” là “chưa phải quyết định phong tỏa mà là khuyến cáo, yêu cầu của Chính phủ”. Người dân, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì, thực hiện các công việc sản xuất, nhu cầu sinh hoạt cấp bách, chính đáng. Do vậy Thủ tướng đã tuýt còi một số địa phương hiểu sai Chỉ thị 16, áp dụng biện pháp “ngăn sông cấm chợ” cực đoan. Thủ đoạn xuyên tạc, đánh lận “một biện pháp” trong phòng chống dịch bệnh thành “nội dung có tính quy phạm pháp luật” để phủ nhận tính pháp lý Chỉ thị của Thủ tướng cũng như công kích bộ máy Nhà nước tự phơi bày nhận thức hạn chế, thiển cận, thực chất là thủ đoạn nhập nhèm, “giả ngu” của số điều hành trang này
Nên nhớ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng “Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc thực hiện các chủ trương, Chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ” (tham khảo http://vbpl.vn/vanphongchinhphu/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=11060 ). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Chính phủ là một trong số các văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2015 (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015-282382.aspx). Do vậy, Chỉ thị của Thủ tướng được xem như là chỉ đạo của Thủ tướng thực hiện Quyết định phòng chống dịch, buộc các bộ ngành, địa phương phải tuân thủ, là khuyến cáo, hướng dẫn với người dân phải chấp hành. Nó tuy không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng là mệnh lênh có giá trị pháp lý, thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng để vận hành, điều hành bộ máy, quản lý, điều hành đất nước. Việc cố tình xuyên tạc, phủ nhận giá trị pháp lý của Chỉ thị 16 làm cái cớ công kích thể chế chính trị, kích động người dân không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng ngăn chặn dịch bệnh cho thấy, chỉ vì động cơ chống phá chế độ mà những kẻ điều hành Luật Khoa tạp chí đã lợi dụng dịch bệnh, đã bất chấp bối cảnh nguy hiểm của dịch bệnh, nguy cơ nếu người dân không tuân thủ hướng dẫn của Chính phủ, hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra với xã hội.
Thêm nữa, Luật Khoa tạp chí cố ý đánh lận biện pháp “cách ly toàn xã hội” là “biện pháp khẩn cấp” chỉ được ban hành khi công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia là hoàn toàn sai. Công bố dịch bệnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến thời điểm ban hành Chỉ thị 16, Thủ tướng mới ban hành Quyết định công bố dịch bệnh, chưa hề ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Các biện pháp nêu ra trong Chỉ thị 16 hoàn toàn phù hợp, đúng mức với Điều 52 Luật Phòng, Chống Bệnh Truyền nhiễm 2007, cụ thể:
“Điều 52. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.”
Tình trạng dịch bệnh của VN vẫn trong tầm kiểm soát, chưa đến mức ban bố tình trạng dịch bệnh khẩn cấp quốc gia. Các biện pháp nêu ra trong Chỉ thị 16 hoàn toàn phù hợp, đúng mức với quy định các công tác, biện pháp được triển khai sau khi công bố dịch bệnh trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Thứ hai, Công văn số 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh đương nhiên không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn ngành Tòa án áp dụng các quy phạm pháp luật trong Bộ Luật Hình sự để xử lý cá nhân vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh, thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án Tối cao. Việc ngành Tòa án tạm dừng đưa các vụ án ra xét xử vì dịch bệnh không có nghĩa là ngành Tòa án giải tán, không làm việc, không xử lý công dân vi phạm pháp luật nữa.
Công văn trên liệt kê các trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS gồm hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly, từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối; hay hành vi “Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155” hoàn toàn thỏa đáng, phù hợp thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, thuần túy hướng dẫn chuyên môn trong nội bộ ngành Tòa án áp dụng pháp luật.
Việc bài viết Luật khoa tạp chí và luật sư Lê Văn Luận cố tình gán ghép 2 yếu tố nêu trên trong Công văn số 45 chứa đựng “nội dung quy phạm pháp luật mới” cho thấy cách thức và thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt tương tự như trường hợp xuyên tạc Chỉ thị 16 nêu trên của họ.
Có thể thấy, suốt thời gian xảy ra dịch bệnh trên, số cầm đầu trang Luật Khoa tạp chí này tung ra nhiều bài viết với cách thức và thủ đoạn tương tự nhằm xuyên tạc chính sách, pháp luật, phủ nhận vai trò điều hành của Chính phủ. Phạm Đoan Trang sử dụng facebook ủng hộ tung tin giả, tin bôi nhọ, vu cáo, xúc phạm, mạ ly lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hậm hực, cay cú khi VN kiểm soát được dịch bệnh, phủ nhận thành quả chống dịch của Chính phủ, thậm chí mới đây còn đòi việc thực hiện các biện pháp, công tác phòng chống dịch bệnh CoVid 19 Chính phủ phải “chuyển giao cho tổ chức xã hội dân sự” thực hiện mới có hiệu quả, mới đúng chuẩn của xã hội văn minh như phương Tây…Thực tế cho thấy, cái gọi là “xã hội dân sự” gồm mấy tổ chức phản động trá hình lập ra trên mạng Internet đã làm được gì cho người dân, cộng đồng từ khi dịch bệnh xảy ra ngoài tung tin giả, phá đám, công kích, cổ súy chống đối. Qua việc này cho thấy, thủ đoạn đen tối, nguy hiểm của những kẻ có chút chữ nghĩa, kiến thức về luật pháp điều hành trang Luật Khoa tạp chí này
Nguồn: Tre làng