Cả nước đang đồng lòng, dồn sức để chống dịch Covid-19, vậy mà tổ chức “Việt Tân” ở tít tận trời Tây (từng ám sát ký giả Nguyễn Đạm Phong và 5 nhà báo khác) lại đào mồ, đăng tải lại bài viết “CỘI RỄ CỦA VẤN NẠN VÙNG MIỀN”, kích động phân biệt Vùng miền, gây bức xúc, chia rẽ lòng dân. Vậy bài viết này nói gì, tại sao “Việt Tân” lại đăng lại bài viết kia lúc này?
Đọc qua bài viết của các giả Thục Trần, nếu thiếu thông tin và không tỉnh táo, hẳn sẽ có nhiều người tin ngay và nổi cơn thịnh nộ với chính quyền và người miền Bắc. Nhưng đọc kỹ, tôi nhận ra một số những vấn đề nguy hiểm của bài viết này.
Vào đầu bài viết, Thục Trần tự cho rằng “Tôi là người Bắc. Cũng không hề phân biệt vùng miền”, vâng cứ tạm cho là thế đi. Rồi Thục Trần phán rằng “những chính sách bất công mà đảng chỉ thị ra mới là cái kho củi để ngọn lửa kỳ thị vùng miền tiếp tục cháy”. Vậy các bạn hãy cùng Cánh Cò xem những chính sách của Việt Nam như thế nào nhé.
Khẳng định như đúng rồi “người miền Bắc như đang cai trị người miền Nam” của Thục Trần khiến tôi muốn cười chảy nước mắt. Tôi cũng là người Bắc vào miền Nam sinh sống đây, và hàng ngàn bạn bè, gia đình, công ty tôi, khu phố tôi, quận nơi tôi sống, không ít người Bắc di cư vào sinh sống. Tất cả đều đi làm, đi cày kiếm tiền sấp mặt cả, họ có cai trị ai đâu? Hãy nhìn dàn lãnh đạo Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Cần Thơ, Tây Ninh, Long An, Cà Mau, .. và các tỉnh thành phía Nam đi, có ai là người miền Bắc làm Bí thư hay Chủ tịch tỉnh không ?
Việt Tân đăng kèm theo tấm hình so sánh đường cao tốc ngoài Bắc nhiều hơn trong Nam để minh họa cho lập luận của mình. Như nên suy nghĩ đi, để làm một con đường ở phía Bắc nó tốn ít chi phí hơn rất nhiều các tỉnh Phía Nam. Bởi các tỉnh phía Nam nhiều kênh rạch, nền đất yếu, phải tốn rất nhiều tiền để xây cầu, cống, phải vận chuyển đất đá từ những tỉnh rất xa về để làm đường. Trong khi các tỉnh phía bắc ít kênh rạch, chỉ ủi đất đá ra là có thể làm đường ngay, ít phải chờ lún như các tỉnh phía Nam. Đó là lý do tại sao, các tỉnh phía Nam có hệ thống vận tải đường thủy dày đặc, trong khi đường thủy phía Bắc thì không đáng kể. Sao Thục Trần không nhìn hệ thống giao thông toàn diện như vậy?
Nguy hiểm hơn, Thục Trần còn lớn tiếng cho rằng “Khi người đứng đầu đảng CS lại công khai tuyên bố rằng chức tổng bí thư đảng phải là người miền Bắc biết lý luận thì lời phát biểu của ông ấy không phải kỳ thị vùng miền thì là gì?”. Vậy xin hỏi Tổng bí thư tuyên bố công khai “Tổng bí thư phải là người miền Bắc” khi nào, ở đâu? Đừng lấy thông tin xuyên tạc trôi nổi ở trên mạng rồi nhét vào mồm người khác nữa Thục Trần ạ.
Theo Quy định 214-QĐ/TW ngày 2-1-2020 của Ban Chấp hành Trung ương do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành về khung tiêu chuẩn chức danh đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Theo đó, “Tổng bí thư phải là người có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại. Tổng Bí thư phải là người có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực… Tổng bí thư phải có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc”… Xin hỏi Thục Trần, trong đó có quy định nào nói “Tổng Bí thư phải là người miền Bắc” không?
Không chỉ nói đến Tổng bí thư, mà Thục Trần còn cho rằng “Học viện An Ninh Nhân Dân chỉ tuyển thí sinh từ Quảng Bình đổ ra chứ không tuyển thí sinh trong Nam thì quy định đó không phải là kỳ thị vùng miền thì là gì?”. Vậy xin hỏi Thục Trần có biết Trường Đại học An ninh Nhân dân ở Thủ Đức không? Trường ấy tuyển thí sinh từ khắp các tỉnh thành phía Nam, đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ (đảm bảo mọi người dân miền Nam đều có cơ hội học ngành An ninh). Tại sao Thục Trần lại không nói đầy đủ mà lại cắt xét thông tin đi?
Còn nữa, Thục Trần cho rằng “Gần như hầu hết các viên công an, hải quan sân bay, hay nhân viên làm trong ngành an ninh đều là người miền Bắc mà chẳng có mấy người Nam thì hiện tượng đó không phải là kỳ thị vùng miền nơi công sở thì là gì?”. Vậy sự thật là gì?
Tất cả các trường như Đại học Cảnh Sát nhân dân (ở Thủ Đức), Đại học An ninh nhân dân (ở Thủ Đức), Trung học an ninh nhân dân 2 (ở Đồng Nai), Trung học Cảnh sát nhân dân 2 (ở Thủ Thức và Quận 9), Trường Tài Chính Hải quan (Quận 9), Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM,.. đa phần là người miền Nam học. Mỗi năm cho ra trường hàng ngàn cán bộ vào làm ở Công an, Hải quan ở tất cả các tỉnh thành phía Nam. Họ không là người miền Nam thì là người miền nào vậy? Căn cứ vào đâu mà nói toàn người miền Bắc chứ?
Đó là chưa kể việc chọn ngành nghề còn có thông lệ là con nối nghề của cha mẹ, chứ đâu phải là phân biệt vùng miền? Vả lại người miền Bắc dù họ ở đâu trên đất nước này đều có tư tưởng chọn cho con cái và cố gắng vào làm việc các ngành nghề liên quan đến nhà nước, chính trị, pháp luật. Đây là văn hóa của các gia đình chứ đâu phải là chính sách phân biệt vùng miền của Đảng và Nhà nước ?
Lớn tiếng hơn, Thục Trần còn cho rằng “Khi hầu hết các nhân viên, cán bộ trong các cơ quan trực thuộc trung ương từ Nam ra Bắc đều là người miền Bắc thì hiện tượng đó không phải là kỳ thị vùng miền thì là gì?”. Ô hay, trong các cơ quan trung ương thiếu gì người miền Nam cơ chứ.
Như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (người Bến Tre); Chủ tịch nước trước đây Nguyễn Minh Triết (người Bình Dương), Trương Tấn Sang (người Long An); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (người Quảng Nam), những người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng (người Cà Mau), Phan Văn Khải (người Củ Chi); Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (người Long An); Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình (người Quảng Ngãi); Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí (người Sài Gòn); Trưởng Ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng (người Vĩnh Long); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Trần Cẩm Tú (người Hà Tĩnh); Chánh Văn phòng TW Đảng Nguyễn Văn Nên (người Tây Ninh); Trưởng Ban Dân vận TW Trương Thị Mai (người Quảng Bình); … Rồi trong Chính phủ gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (người Quảng Ngãi); Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể (người Đồng Tháp); Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện (người Huế); Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái (người Bạc Liêu); Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (người Đồng Tháp); Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi (người Quảng Trị);…và hàng ngàn cán bộ cấp cao và cả dây dài con cháu ở các ban bộ ngành là người miền Nam. Xin hỏi Việt Tân và Thục Trần, những người trên đây có ai là người miền Bắc không ? Tại sao lại cho rằng là hầu hết miền Bắc để người dân hiểu sai, bức xúc vậy?
Rồi Thục Trần phán tiếp rằng “người thành phố như là công dân hạng nhất còn dân chúng ở vùng sâu vùng xa là những công dân hạng hai, hạng ba”. Xin thưa, nếu một người Hà Nội và mội người ở vùng sâu nào đó, cùng đến Sài Gòn sinh sống. Ngược lại, nếu một người Sài Gòn và một người vùng sâu, cùng đến Hà Nội sinh sống. Họ có khác nhau gì không?. Tất cả họ đều không có hộ khẩu, đều phải chấp hành các điều kiện (đủ thời gian tạm trú) để nhập hộ khẩu. Chính sách hộ khẩu đâu có phân biệt người đó đến từ thành phố hay người đó từ nông thôn đến đâu.
Khoét sâu vấn đề kinh tế, Thục Trần cho rằng “Vụ khát vốn để làm tuyến xe điện ở Sài Gòn do trung ương không cấp ngân sách thì vụ việc đó không phải là kỳ thị vùng miền thì là gì?”. Xin thưa. Chỉ căn cứ vào một dự án khát vốn và không được trung ương rót mà đã suy diễn ra phân biệt vùng miền thì quá ẩu! Thử hỏi trên cả đất nước này có biết bao nhiêu tỉnh thành có dự án khát vốn mà không được trung ương rót? Ví dụ Dự án đường sắt Yên Viên – Hạ Long – Cái Lân ở ngoài Bắc cũng khát vốn, cũng chờ mỏi mòn trung ương rót vốn đấy. Sao Thục Trần không lấy ra làm ví dụ cho những suy diễn phân biệt vùng miền?
Quay sang vấn đề luật pháp, Thục Trần cũng nói liều rằng “chẳng có một đạo luật chống kỳ thị vùng miền nào nhằm bảo đảm những người miền Nam cũng đều có cùng cơ hội tiến thân trong bộ máy công quyền giống như người miền Bắc”. Ô hay, Việt Nam có rất nhiều điều luật quy định rõ ràng về vấn đề này. Tại sao không đọc mà phát biểu như thánh vậy?
Hiến pháp Việt Nam có nhiều điều bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Cụ thể là điều 16, (i) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; (ii) Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này có nghĩa bất kỳ ai sinh ra là nam hay nữ, người dân tộc thiểu số hay đa số, già hay trẻ, sống ở thành thị hay nông thôn, có khuyết tật hay không, theo tôn giáo hay không, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, và không bị phân biệt đối xử trong đời sống.
Trong các luật chuyên ngành cũng quy định. Ví dụ, tại khoản 1 Điều 8 Luật lao động cũng nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, đối với người lao động. Hay trong Nghị định về công tác dân tộc (NĐ Số: 05/2011/NĐ-CP), ở khoản 1 điều 7 có ghi “Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc” bị nghiêm cấm.
Như vậy, các văn bản pháp luật chuyên ngành đều cấm kỳ thị và phân biệt đối xử ở các mức độ chi tiết khác nhau, cho thấy quan điểm công bằng pháp luật của đất nước.
Từ luật pháp đến thực tế rõ ràng như vậy, thế mà Thục Trần lại phán như đúng rồi“người Bắc đang ngồi trên đầu tàu mà cai trị người Nam”. Rồi cho rằng“Những bất công trong xã hội Việt do các chính sách kỳ thị vùng miền từ đảng Cộng sản” là có chính xác không? Đây có phải âm mưu cuối cùng mà Thục Trần hướng tới không? Một sự xuyên tạc trắng trợn!
Ấy thế mà Thục Trần lại còn lớn tiếng cho rằng “Mọi sự thù ghét nhau giữa dân chúng hai miền là đảng chia để trị”. Thật nực cười cho lối lập luận chụp mũ này.
Hãy cùng Cánh Cò chúng tôi tìm hiểu lịch sử đi. Trong thời kỳ Pháp thôn tính Việt Nam, để dễ bề cai trị, hạn chế sự đoàn kết vùng lên đòi độc lập của nhân dân Việt Nam, chúng đã chia cắt nước ta thành 3 xứ riêng biệt: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được chính quyền thực dân Pháp duy trì cho đến năm 1945. Sau khi đất nước được thống nhất, thì trong các văn bản hành chính hoặc báo chí, cách gọi “Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ” đã được Đảng Cộng sản loại bỏ, do mang tính phân biệt, gây chia rẽ vùng miền (chỉ trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh trong lịch sử). Chỉ có những kẻ bảo thủ, hơi tí là mở mồm ra là Bắc Kỳ mới là những kẻ phân biệt vùng miền. Chứ Đảng cộng sản đang thực hiện đoàn kết các vùng miền và các dân tộc ấy chứ!
Hiện nay, cách gọi này đôi khi được một vài người dân miền Nam dùng để phân biệt họ với những người di cư từ miền Bắc sau 1954 đến nay. Tuy nhiên, cách phân biệt này là không chính xác, bởi tất cả người Kinh ở miền Nam (trừ người dân tộc thiểu số) vốn đều có tổ tiên là người Kinh ở miền Bắc, chỉ mới di cư vào miền Trung từ thời nhà Trần và di cư tiếp vào Nam từ thời chúa Nguyễn mà thôi.
“Việt Tân” và Thục Trần hãy nhìn lại lịch sử xem, ngay trong chính quyền “Việt Nam Cộng hòa” mà các bạn sống trước đây có những nhân vật khét tiếng, chính Thủ tướng Ngô Đình Diệm (người Huế) đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại (cũng người Huế), lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (người Sơn Tây); Thủ tướng Phan Huy Quát (người Hà Tĩnh), và hằng hà sa số con cháu họ nữa toàn là người miền Bắc và miền Trung,… xin hỏi sao Thục Trần không nói “Việt Nam Cộng hòa” phân biệt vùng miền?
Hay hãy nhìn những người lập quốc, đại công thần đầu tiên của đất nước Việt Nam bây giờ đi sẽ thấy. Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh (người Nghệ An), Tổng Bí thư đầu tiên Trần Phú (người Phú Yên); Tổng Bí thư Lê Duẩn (người Quảng Trị); Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (người An Giang); Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ (người Long An); Chủ tịch nước Lê Đức Anh (người Huế); Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người Quảng Bình); Chủ tịch nước Võ Chí Công (người Quảng Nam); Thủ tướng Phạm Văn Đồng (người Quảng Ngãi)…. Vậy xin hỏi có ai người miền Bắc không, hay đa số là người miền Trung và người miền Nam? Chính sách của Đảng Cộng sản đâu có phân biệt, chia rẽ vùng miền hả “Việt Tân”, Thục Trần?
Giữ lúc cả nước đang đồng lòng, đoàn kết để chống dịch Covid-19, vậy mà Việt Tân và những kẻ ở tít tận trời Tây thò bàn tay lông lá về Việt Nam khi đăng tải và chia sẻ bài viết để kích động phân biệt Vùng miền, làm chia rẽ lòng dân là dâm sau lưng, là không thể chấp nhận được.
Nam Phong
Nguồn: Cánh cò