Trong suốt nhiều thập kỷ qua, câu hỏi giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cái nào tiến tiến hơn, chế độ nào mới là chân ái của nhân loại? Khi trên thế giới các nước theo chế độ XHCN vẫn kiên định đi theo con đường mình đã chọn, xây dựng một đất nước với tiêu chí “CỦA DÂN-DO DÂN VÀ VÌ DÂN” đã thể hiện được những điểm ưu việt của chế độ mình đang tiến bước, người dân ở những đất nước này được hưởng chế độ phúc lợi xã hội, bảo đảm các quyền của công dân. Trong khi đó ở những nước TBCN nơi luôn tung hô là thiên đường của dân chủ, của nhân quyền thì chẳng thiếu các trường hợp nhân quyền bị trà đạp, dân chủ bị bóp nghẹt.
Ấy vậy mà nhiều người vẫn tung hô những giá trị tư sản, không ngớt lời ca ngợi về một chế độ có đầy đủ tự do, bình đẳng, bác ái, họ tìm mọi cách để đến được cái nơi gọi là miền đất hứa của loài người và dĩ nhiên là họ không thừa nhận, hoài nghi hoặc không bằng lòng với chế độ XHCN.
Trên thực tế, thế giới tư bản đã tạo ra sự ra sự giàu có cho một số người, nhưng ở phía còn lại chúng ta phải chứng kiến sự nghèo khó, khốn cùng của hàng triệu người; chứng kiến cả sự đối xử rẻ mạt giữa người với người, thờ ơ, vô cảm, coi giá trị của đồng tiền lên trên hết. Những gì đã và đang bộc lộ trong nội tại thế giới tư bản đã cho thấy những hạn chế, yếu kém và nguy cơ diệt vong một chế độ. Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới, đã khiến cho hàng trăm nền kinh tế điêu đứng. Và giờ đây, trước một đại dịch toàn cầu Covid 19 một lần nữa phơi bày những mảng tối khủng khiếp ẩn sau sự hào nhoáng của chủ nghĩa tư bản.
Dịch Covid 19 đã vẽ lên một bức tranh CNTB không thể THỰC hơn: Hình ảnh như ngày tận thế diễn ra ở Ý: Anh Luca Franzese đăng Clip trên mạng xã hội kêu gọi sự giúp đỡ từ nhà nước nhưng anh đã bị từ chối thẳng thừng. Họ bắt anh phải tự cách li tại nhà với thi thể người chị gái 47 tuổi của anh qua đời vì Covid 19, một hình ảnh tưởng chỉ xẩy ra trong các bộ phim kinh dị của Hollywood. Người Ý đang chết ngay trong ngôi nhà của họ trước sự thờ ơ của những người lãnh đạo.
Ở Mỹ, người bị nhiễm Covid-19 phải bỏ ra 3.000 USD (khoảng 70.000.000 VNĐ) để được xét nghiệm, chưa kể tiền điều trị. Đất nước đa đảng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược nó là như vậy, mạnh thằng nào thằng đó sống. Xứ sở tự do dân chủ đồng nghĩa với việc người dân tự lo lấy cái thân của mình. Còn XHCN thì sao? Có thực sự là chế độ độc tài như người ta vẫn nghĩ? Độc tài mà các từ Trung ương Đảng, Chính phủ, đến các cấp, các ngành phải mất ăn, mất ngủ ngay từ trong tết nguyên đán ư? Độc tài đến mức đưa cả một chuyến máy bay sang nước khác đón công dân của mình trở về từ vùng dịch; Hàng ngàn bộ đội phải di chuyển vào rừng để nhường chỗ cho dân, rồi thức khuya, dậy sớm lo từng bữa cơm, ngày 8.3 vẫn được các chú ấy tặng hoa kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất đến một nửa thế giới ; anh công an thiếp đi ngay khi đang thực hiện nhiệm vụ vì đã quá thấm mệt… Đấy gọi là độc tài hay sao?
Covid diến biến ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu càng cho chúng ta thấy tính nhân đạo của Dân tộc Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hàng nghìn người kiều bào từ các nước Châu Âu, các nước có diễn biến phức tạp về dịch bệnh đổ xô về nước để tránh dịch, để nếu lỡ có bị nhiễm bệnh thì được Nhà nước chữa trị CHẲNG MẤT MỘT XU. Xin hãy trân trọng nơi bạn được sinh ra và đất nước mà bạn đang sống, trân trọng những gì Nhà nước này đã làm cho bạn. Câu hỏi chế độ XHCN hay TBCN mới là thiên đường của nhân loại thì nhìn vào đợt dịch này chúng ta sẽ có câu trả lời thích đáng./.
NGẠO
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam