Trang chủ Bản tin Dân chủ Nghĩ về vấn đề dân chủ, nhân quyền trong bối cảnh dịch...

Nghĩ về vấn đề dân chủ, nhân quyền trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19

149
0

Vấn đề dân chủ, nhân quyền được Mỹ và các nước đồng minh

triệt để lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Từ khi thiết lập mối quan hệ đối ngoại với Việt Nam, các cuộc đối thoại nhân quyền được Mỹ và các nước đồng minh coi như chiêu bài để đưa lên cán cân nhằm mặc cả với Việt Nam giữa các vấn đề quyền con người đan xen với lợi ích kinh tế. Điều này gây không ít khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghĩ về vấn đề dân chủ, nhân quyền trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19

Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành của tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch)

Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và có hệ thống luật pháp riêng. Và tất yếu, những quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế. Nỗ lực của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Đặc biệt, những ngày qua, khi tình hình dịch bệnh Covid đang trở thánh vấn nạn của thế giới khi Châu Âu và ngay cả Mỹ đã trở thành ổ dịch, nguy cơ lây lan toàn cầu là điều có thể. Thế nhưng, cũng từ vấn đề dịch bệnh này mà người ta nghĩ tới việc đảm bảo quyền con người giữa các quốc gia Tư bản luôn vỗ ngực tự hào và luôn đặt điều chê bai các nước Xã hội chủ nghĩa. Trong khi Mỹ và đồng minh thờ ơ, thiếu quyết liệt trong vấn đề phòng dịch để rồi “mất bò mới lo làm chuồng”, số người nhiễm và tử vong tại các quốc gia này đang tăng vọt, sự khủng hoảng về kinh tế và mọi hoạt động thường niên đang tạm bị đóng băng bởi Covid, số người chết chưa có dấu hiệu dừng, trong khi số người nhiễm bệnh ở các quốc gia Châu Âu lại chưa được chăm sóc chu đáo, thậm chí ở đó có còn những dấu hiệu phân biệt đối xử với những người da màu hay với những người ở Châu Á. Vậy quyền con người ở đâu để đến nỗi người dân phải nhờ mạng xã hội để ca thán về thực trạng này.

Nghĩ về vấn đề dân chủ, nhân quyền trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19

Còn ở Việt Nam, một quốc gia mà Bộ Ngoại giao Mỹ và đồng minh thường lu loa vấn đề nhân quyền được công bố trong “Báo cáo nhân quyền quốc gia năm 2019” rằng: “Nước CHXHCN Việt Nam là một Nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất…” lại đang làm tròn trách nhiệm để lo cho nhân dân của họ, kể cả người nước ngoài Việt Nam và tất yếu cả người có quốc tịch Việt Nam muốn nhập cảnh về nước để “TRÁNH DỊCH” ở Mỹ và Châu Âu.

Cho đến hiện nay, toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã và đang vào cuộc quyết liệt chống dịch COVID-19 với phương châm “tất cả vì sự sống của nhân dân”, để đảm bảo quyền cơ bản nhất của người dân là quyền sống.

Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc chống dịch. Những lực lượng như Y tế, Công an, Quân đội luôn ở tuyến đầu. Hãy nhìn những anh bộ đội nhường doanh trại cho người cách ly, ra rừng dựng lán trại ăn nghỉ. Hãy nhìn đoàn cán bộ phường hàng ngày cấp phát thực phẩm cho khu cách ly Trúc Bạch, những cán bộ, chiến sĩ Công an nỗ lực tại các chốt kiểm soát cách ly, đảm bảo an ninh, trật tự.

Hãy nhìn cách Chính phủ Việt Nam bao dung, miễn phí điều trị COVID-19 cho những người mắc bệnh, dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, mới thấy cái tình, cái nhân văn, vì con người của Việt Nam lớn lao đến thế nào. Dù thế giới đang quay cuồng trong “cơn bão” COVID-19 nhưng người dân Việt Nam thực sự an tâm và biết ơn một Chính phủ quan tâm lo cho dân, vì dân. Và kết quả rất tích cực, Việt Nam đến nay vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca tử vong nào vì COVID-19.

Rõ ràng, trong câu chuyện này đã cho thấy sự ưu việt của một đảng lãnh đạo và sự nhân văn vì con người ở các nước Xã hội chủ nghĩa. Cho nên, việc lựa chọn mô hình một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo là do thực tiễn lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của từng quốc gia. Một đảng lãnh đạo chưa chắc đã là độc tài và ngược lại đa đảng cũng không đồng nghĩa với dân chủ, điều quan trọng phụ thuộc vào đường lối, chủ trương, chính sách vận hành đất nước của đảng cầm quyền?

Như vậy, với những gì Việt Nam đã và đang làm, sẽ dễ dàng cho chúng ta câu trả lời sống động về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Không phải vô cớ mà Việt Nam lại được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu cao như vậy. Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Mỹ cần có cách nhìn đầy đủ, khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam bằng việc lắng nghe và thu thập từ những nguồn thông tin chính thông, tránh việc nghe ngóng một chiều từ các thông tin của các cá nhân, tổ chức, các cơ quan báo chí có chính sách thù địch với Việt Nam để có những định kiến lệch lạc, méo mó, nhất là trong xu thế Việt Nam – Hoa Kỳ đang tăng cường hợp tác toàn diện, vì lợi ích nhân dân hai nước.

guồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây