Trang chủ Dân quyền Tại sao không tự hào về đất nước qua bài thơ cô...

Tại sao không tự hào về đất nước qua bài thơ cô giáo Chu Ngọc Thanh?

179
0

Tại sao không tự hào về đất nước qua bài thơ cô giáo Chu Ngọc Thanh?

Bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Gia lai đang thu hút sự chú ý của dư luận. Thu hút bởi những gì cô viết ra phản ánh đúng cuộc chiến chống đại dịch Corona của Việt Nam, cuả toàn bộ hệ thống chính trị. Và toàn bài thơ cũng làm rung động hàng triệu trái tim người Việt khi biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của mỗi người con dân Việt trong cuộc chống chọi siêu bão Corona.

Ghi nhận tình cảm của cô giáo Thanh dành cho đất nước, Văn phòng chính phủ đã gửi công văn của Thủ tướng động viên cô giáo Thanh. Thiết nghĩ đó là hành động đẹp, kịp thời để nhân rộng và biểu dương những công dân tốt.

Ấy thế mà ở một chiều ngược lại, có một số cá nhân lại tỏ ra hằn học với quyết định này của thủ tướng, hằn học cô giáo Thanh. Họ bới từng câu từng chữ một trong bài thơ, quy kết bài thơ không có tính nghệ thuật, không có tính nhân vặn, là “thủ dâm tinh thần”. Có một số kẻ còn cho rằng cô giáo Thanh làm bài thơ là để cố tình nịnh thủ tướng theo kiểu thơ Tố Hữu, cố tình chọc một vài tình tiết cho rằng cô Thanh đã phóng đại như tình tiết bộ đội ngủ trong rừng để nhường doanh trại cho người bị cách ly…

Xuyên suốt những luận điệu của họ chẳng qua chỉ là sự hằn học với cá nhân cô giáo Thanh và hằn học với dân tộc này. Nguyên nhân cơ bản là bài thơ cô giáo Thanh đã biết khơi dậy niềm tự hào về dân tộc, về đất nước này nên họ ghen ăn tức ở.

Thử hỏi nếu bài thơ không tính nghệ thuật làm sao rung động được hàng triệu trái tim Việt.

Cô giáo Thanh phản ánh chân thực quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến Corona, và sự thực là Việt Nam đã chiến thắng bước đầu với Corona khi đến nay các ca nhiễm đều chữa khỏi, không có người tử vong, vậy thì sao không thể tự hào.

Cô Thanh làm ra bài thơ để tặng học trò chứ có phải tặng thủ tướng đâu mà bảo là cô nịnh thủ tướng.

Còn một vài tình tiết có thể hơi khác so với sự thật, đó cũng là điều bình thường bởi thơ là phải có hư cấu, phải có các thủ pháp nghệ thuật, nếu không thì thành văn tả thực.

Rõ ràng bài thơ “Đất nước ở trong tim” đã làm rung động hàng triệu trái tim người Việt giữa đại dịch. Thế nên những tiếng nói xuyên tạc, phủ nhận nó chỉ là những tiếng nói lạc điệu mà thôi.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây