Trang chủ Đối tượng Lã Minh Luận “vừa ăn cắp vừa la làng”

Lã Minh Luận “vừa ăn cắp vừa la làng”

168
0

Núp danh dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc sự thật, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng, Nhà nước Lã Minh Luận, tên thật là Lã Thị Luận (SN 1958, trú tại phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) giở nhiều chiêu trò, kể cả “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Lã Minh Luận “vừa ăn cắp vừa la làng”

Từng là giáo viên nhưng do thường xuyên bị tiêm nhiễm bởi các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên mạng Internet, Lã Minh Luận luôn nhìn nhận tiêu cực về tình hình đất nước, thường xuyên viết bài, tán phát trên facebook cá nhân…

Gần đây nhất, trên trang BBC Tiếng Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành”. Theo dẫn nguồn, bài viết từ Hà Nội, tác giả là Lã Minh Luận. Cuối bài viết có ghi rõ “Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, là nhà giáo, người viết văn đang sống ở Hà Nội”.

Nội dung bài viết kể lại chuyến đi của tác giả cùng một người em đến thôn Hoành vào ngày 4 Tết. Ngay từ đầu, bài viết đã có giọng đầy mỉa mai, châm chọc: “Hôm mồng 4 Tết, tức 28/1/2020, tôi và một người em đến thôn Hoành, Đồng Tâm. Làng nhỏ tí xíu mà có cái trụ sở ủy ban to đùng, khang trang ở giữa những dãy nhà khiêm tốn ấy. Đây là nơi có cơn bão kinh hoàng vừa đi qua”. Xen lẫn giữa các đoạn viết kích động, bịa đặt thông tin ấy là những đoạn hội thoại giữa Luận và người phụ nữ tên Thành, vợ của Lê Đình Kình.

Lã Minh Luận “vừa ăn cắp vừa la làng”

Mỗi câu hỏi và trả lời đều là những thông tin sai lệch về tình hình của Đồng Tâm. Một đoạn trong bài viết nêu rõ: “Thời gian có rất ít bên người thân của cụ Kình nên tôi chỉ hỏi được chừng ấy câu, vừa hỏi vừa đi xem hiện trường và chụp lại những “chiến tích” mà các chiến sĩ cảnh sát cơ động để lại trong khắp căn nhà lụp thụp, nhằm giải mã cho những gì mà truyền thông của Nhà nước công bố trên toàn quốc về “cuộc bố ráp, trấn áp nhóm tội phạm khủng bố ở Đồng Tâm” khiến hàng triệu người nghe thông tin một chiều mà thương vay, khóc mướn, thóa mạ, chà đạp lên những người dân yếm thế, vô tội”.

Cuối cùng là đoạn kết với nội dung: “Hi vọng vào một ngày nào đó, Đồng Tâm phải được làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho người đã nằm xuống và cả những người đang còn sống…”.

Bài viết trên đã được BBC, RFA và một số trang facebook dẫn lại, chia sẻ… Thế nhưng, vừa qua Lã Minh Luận lại có đơn kiến nghị gửi đến cơ quan An ninh Bộ Công an.

Trong đơn kiến nghị, Luận nêu rõ: “Sáng 5/2, Cơ quan An ninh Bộ Công an đến nhà riêng mời tôi lên làm việc trên phường nhưng vì lý do sức khỏe không đảm bảo cho quá trình làm việc tại trụ sở cơ quan An ninh vì đã có hẹn trước với bác sỹ… nên tôi có sự trao đổi một số vấn đề liên quan đến vấn đề Đồng Tâm. Trong đơn kiến nghị, Luận phủ nhận việc nhận tiền của tổ chức nước ngoài vào Đồng Tâm phát cho thân nhân: “Tôi là Lã Thị Luận, bác bỏ thông tin này. Tôi không đến Đồng Tâm từ năm 2018 đến nay. Trước đó, tôi đã đến một lần vào năm 2017, sau vụ diễn biến Đồng Tâm lắng xuống. Việc thông tin tôi đến năm 2020 (vào mùng 4 Tết) là không đúng sự thật. Tôi không đến và không hỗ trợ tiền cho thân nhân ông Lê Đình Kình. Tôi kiến nghị cơ quan an ninh làm rõ sự việc”.

Về bài viết liên quan đến Đồng Tâm, Luận kiến nghị: “Tôi khẳng định không phải bài viết của tôi mà có thể ai đó đã lợi dụng danh tính của tôi để viết, phát tán trên mạng Internet, gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân tôi. Tôi kiến nghị cơ quan An ninh làm rõ việc này”…

Đó là nội dung đơn kiến nghị của Lã Minh Luận gửi đến cơ quan Công an. Việc Lã Minh Luận có nhận tiền của tổ chức nước ngoài vào Đồng Tâm phát cho thân nhân của Lê Đình Kình hay không hiện đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Song, với việc phủ nhận như trong đơn thì ai là người đã mạo danh Lã Minh Luận để viết bài và được BBC, RFA dẫn lại?

BBC và RFA đã đăng tin thông tin xuyên tạc sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam mà không kiểm chứng vụ việc, không kiểm chứng tác giả, làm theo kiểu cứ ai viết, ai chửi chính quyền trong nước là đăng?!.

“Chơi xỏ” BBC, RFA?

Lã Minh Luận là giáo viên nghỉ hưu. Trước đó, Luận từng tham gia thanh niên xung phong. Sau đó, Luận giảng dạy môn văn tại Hà Nội; tham gia biên soạn trên 10 đầu sách ngữ văn tham khảo…

Trong quá trình tham gia thanh niên xung phong, Luận bị mất giấy tờ, không được hưởng chế độ nên nảy sinh bất mãn. Tháng 6/2019, Tôn Phi mời Lã Minh Luận tham gia “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam”. Luận đã đồng ý tham gia, được Tôn Phi giao vị trí chủ tịch từ ngày 4/6/2019.

Từ ngày 4 đến 30/6/2019, trong thời gian giữ chức chủ tịch “Nghiệp đoàn giáo dục Việt Nam”, Luận đã thực hiện các hoạt động như soạn thảo cương lĩnh, điều lệ hoạt động; viết và tán phát 7 bài trên website, fanpage Facebook “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam”, nội dung chủ yếu tập trung vào vấn đề giáo dục như hướng dẫn phương pháp dạy học, sách giáo khoa, những tiêu cực trong ngành giáo dục; biên tập, duyệt bài cho website “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam”.

Dù là chủ tịch nhưng quá trình tham gia, Lã Minh Luận cũng không đánh giá cao tổ chức này, cho rằng: “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam” tuy hoạt động trên hình thức danh nghĩa là “nghiệp đoàn” nhưng không có cơ cấu, tổ chức rõ ràng, không có thành viên (chỉ có Lã Minh Luận và Tôn Phi), không có trụ sở, không đảm bảo yêu cầu pháp luật.

Lã Minh Luận không được Tôn Phi giao quyền quản trị website. Luận cho rằng, Tôn Phi không hiểu biết về giáo dục; không minh bạch tài chính, không chi trả nhuận bút cho người gửi bài theo thông báo trên website “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam”; tư tưởng “Việt Nho” do Tôn Phi tuyên truyền không phù hợp với thực tiễn, có tác động xấu kéo lùi nền giáo dục Việt Nam; Tôn Phi có dấu hiệu tâm thần, hoang tưởng…

Sau khi yêu cầu giao quyền quản trị website nhưng không được Tôn Phi đồng ý, đến ngày 30/6/2019, Lã Minh Luận đã rút tên khỏi “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam”, cắt đứt liên lạc với Tôn Phi. Theo Lã Minh Luận, “Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam” chỉ hoạt động trên hình thức, không có thành viên. Sau đó, đến ngày 28/7/2019, Luận đã lập trang Fanpage facebook “Diễn đàn giáo dục Việt Nam”, công khai hoạt động từ ngày 2/8/2019.

Diễn đàn rêu rao mục đích phổ biến phương pháp dạy học và học “khai phóng” để “giải phóng con người cá nhân” bằng cách giải phóng tư duy, giải phóng người dạy và học, triệt tiêu “lối giáo dục truyền thống, áp đặt, bảo thủ, lạc hậu, vươn tới những giá trị văn minh, tiến bộ”.

Tính đến ngày 5-/8/2019, fanpage “Diễn đàn giáo dục Việt Nam” đã chia sẻ 17 lượt bài viết, hình ảnh, thu hút 339 người theo dõi. Nội dung bài viết về vấn đề thay sách giáo khoa phổ thông, những bức xúc, tiêu cực trong ngành giáo dục..

Thời gian sau này, Luận liên hệ với một số đối tượng chống đối ở Hà Nội, trong số đó có Nguyễn Thúy Hạnh (SN 1963, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) là đối tượng đã có những bài viết xuyên tạc vấn đề Đồng Tâm. Luận viết bài kêu gọi mua sách của Nhà xuất bản Tự do, trong đó có cuốn “Chính trị bình dân” do Phạm Thị Đoan Trang viết và tán phát.

Đồng thời, thường xuyên chia sẻ các bài viết trên trang facebook cá nhân về các vấn đề giáo dục, tranh chấp biển Đông, vấn đề về môi trường… Nội dung các bài viết đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, tin sai trái, xuyên tạc, tiếp nhận những thông tin một chiều từ phía các đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước.

Trước đây, Luận từng nhiều lần viết cam kết không tham gia vào các hội, nhóm tổ chức phản động nhưng sau đó, chính bà ta lại tiếp tục tham gia và đăng tải nhiều bài viết phản ánh sai sự thật về các vấn đề kinh tế, chính trị và ngoại giao của Việt Nam. Bài viết với tiêu đề “Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành”, Luận nói ai đó mạo danh mình rồi đẩy bài.

Danh gì mà phải mạo, cái danh ấy là “oách” và nổi lắm hay sao mà đến mức có người mạo danh? Ngược lại, nếu bài viết đó là của Luận mà bà ta phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm, thoái thác, dám viết mà không dám nhận thì khác gì “chơi xỏ”, lừa lọc các trang báo như BBC và RFA?!

Mai Anh
(Việt Nam Thời Báo )

Nguồn: Nghệ An thời báo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây