Sau vụ va chạm bạo lực sáng 9/1/2020, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong, giới chống đối đã có nhiều hoạt động để khai thác vụ việc, trong đó VOICE, Diễn đàn Xã hội Dân sự và Việt Tân đóng vai trò chính. Một trong số mục tiêu tiếp cận của họ là gia đình các bị cáo trong vụ Đồng Tâm – nhằm mục đích hỗ trợ tiền, làm truyền thông, chuẩn bị thuê luật sư và vận động quốc tế.
Có thể điểm danh sơ sơ những nhà zân chủ đã mon men tiếp cận thân nhân gia đình ông Lê Đình Kình và số bị bắt là Trịnh Bá Phương (thành viên “nhóm dân oan Dương Nội”, “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm”, được xem là đầu mối liên lạc giữa thân nhân số bị bắt với giới zân chủ bên ngoài, liên tục đăng thông tin hình ảnh về đám tang, ghi lời kể của bà Dư Thị Thành từ 23/1, khoe đem tiền từ Việt kiều gửi viếng gần 30 triệu đồng và liên hệ với ĐSQ Mỹ gửi đơn xin Mỹ can thiệp cho nhóm bị can bao động ngày 5/2), Lã Minh Luận (viếng ông Kình và phỏng vấn bà Dư Thị Thành ngày 28/1), linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đến thăm nhà ông Kình, phỏng vấn một số phụ nữ và trẻ em trong những gia đình có người bị bắt ngày 31/1, nhóm Diễn đàn xã hội dân sự do ông Nguyễn Quang A đến tiếp nhận tập 9-10 đơn yêu cầu luật sư bao chữa ngày ½, nhóm 09 văn nghệ sỹ (bao gồm Lê Quảng Hà, Đỗ Hoàng Diệu, Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thành Kiên, Hai Nam Nguyen, Tru Sa, Le Thi Lan Anh, Huong Lan) ngày ½, hay nhóm No-U là Thảo Teresa, Nguyễn Chí Tuyến (mang theo tập tiền dày danh nghĩa phúng viếng)
Có thể thấy các nhóm zân chủ đến Đồng Tâm đều hướng vào mấy mục tiêu sau:
Thứ nhất, khi khai thác vụ Đồng Tâm, giới chống đối đang tập trung vào một mũi nhọn tuyên truyền, là lời kể của bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình). Họ làm vậy vì bà Thành vừa là nhân chứng quan trọng trong vụ việc, vừa là gương mặt dễ gây xúc động (do có yếu tố người già, phụ nữ). Bà Thành đang làm tròn vai diễn của mình, khi kể cùng một phiên bản câu chuyện cho tất cả những người bà gặp, với độ sai lệch không đáng kể. Phiên bản này có chức năng gỡ tội cho nhóm Lê Đình Kình – do nó không đề cập đến các hành vi bạo động của nhóm này, phủ nhận sự liên quan của nhóm này đến cái chết của 3 CSCĐ, và khẳng định rằng cảnh sát là bên chủ động, bất ngờ tấn công. Dù vậy, lời kể của bà Thành có nhiều điểm sơ hở, do mâu thuẫn với các clip mà chính nhóm bạo động ghi lại hồi rạng sáng 09/01, như sẽ phân tích ở phần sau.
Thứ hai, giới chống đối có nhiều tác động đến gia đình của các bị cáo, ít nhất qua việc mớm lời và bơm tiền cho bà Dư Thị Thành. Chẳng hạn, bà Thành viết thư thỉnh cầu ĐSQ Mỹ tìm cách mở cuộc điều tra độc lập đối với vụ việc và áp dụng đạo luật Magnitsky với Việt Nam, trong khi những điều khoản này chỉ có thể do giới chống đối đề xuất, chứ bà Thành không thể tự viết.
Thứ ba, Trịnh Bá Phương đã giúp chuyển tiền của một tổ chức nước ngoài cho bà Dư Thị Thành, để hỗ trợ gia đình ông Kình. Cụ thể, số tiền 23.100.000 VNĐ tương ứng với 1000 USD; và con số này cho thấy người gửi là cá nhân, tổ chức ở Mỹ
Thứ tư, gia đình của một số bị cáo đang khá tự tin về điều kiện tài chính của mình. Điều này thể hiện qua việc họ soạn ít nhất 9 đơn yêu cầu luật sư. Chi phí để thuê luật sư có thể đến từ “tiền phúng” ông Kình, mà nhiều người trực tiếp đưa cho bà Thành từ hôm 13/01 đến nay (chẳng hạn như 2 phong bì tiền của Trịnh Bá Phương). Hôm 23/01, Trịnh Bá Phương cũng nói trên RFA rằng các khoản tiền phúng đưa trực tiếp không bị công an thu giữ.
Thứ năm, có thể thấy giới zân chủ đang phân công hành động – trong đó Trịnh Bá Phương phụ trách làm truyền thông và tiếp xúc ĐSQ Mỹ, còn Diễn đàn Xã hội Dân sự phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến đấu tranh pháp lý (VD: gửi đơn tố giác tội giết ông Kình, giúp thuê luật sư, viết bài yêu cầu ngành Công an đổi mới) . Trịnh Bá Phương đảm nhận vai trò vừa nêu vì (1) Có mạng lưới “dân oan” từng qua lại xã Đồng Tâm; và (2) Có tư cách “nhà hoạt động trong lĩnh vực đất đai”, giúp xuất hiện trước truyền thông và các sứ quán một cách danh chính ngôn thuận. Diễn đàn Xã hội Dân sự nhận vai trò vừa nêu vì (1) Chuyên soạn đơn từ; (2) Cao tuổi nên khó bị lục soát nhà, khó bị cản trở khi hành động công khai; (3) Có 2 cựu công an là Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Hữu Vinh, trong đó ông Vinh nhiều lần thể hiện ước mơ muốn cải cách ngành công an theo mô hình ở các nước đa đảng. Ngoài ra, ngay từ “Tuyên bố Đồng Tâm 10/01” của Diễn đàn Xã hội Dân sự và “Bản câu hỏi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm” của Luật khoa Tạp chí (được đồng sáng lập bởi Phạm Đoan Trang, đại diện của Trịnh Bá Phương), Diễn đàn đã thiên về mảng đấu tranh pháp lý, trong khi Luật khoa thiên về mảng tự do báo chí và yêu cầu minh bạch.
Như vậy, thân nhân của “tổ Đồng Thuận” đang thật sự nhận tiền nước ngoài, và các nhà zân chủ như Trịnh Bá Phương đang điều khiển các quyết định của họ. Họ và các vị cứu tinh dân chửi có đang nói dối dư luận không? Xin đề cập đến vấn đề này trong một bài phân tích tiếp theo.
Nguồn: Loa phường