Dưới góc độ tôn giáo, các chính Đạo đều coi trọng việc tu luyện loại bỏ nhân tâm, dục vọng, đề cao tâm tính làm căn bản. Các lễ nghi, chức tước, cấp bậc, tiền tài… chỉ làm nảy sinh thêm chấp trước vào vật chất. Những thứ hữu hình sẽ chỉ làm cho người xuất gia tập trung vào nó mà dần quên mất điều mình tin là Thần, Phật, chứ không phải là hình thức cấp bậc trong xã hội, tôn giáo. Người tu hành nếu chỉ lo đến làm kinh tế, làm chính trị, hoạt động xã hội thì không những không còn thời gian tham thiền nhập định, mà tâm cũng không tĩnh, khó có thể tinh tấn thanh tĩnh vô vi. Với những tu sỹ Phật giáo, khi đã trở thành người nhà Phật họ phải thực hiện tam quy và ngũ giới, đó là: Không giết hại, không trộm cướp, không tà dục, không nói dối và không uống rượu.
Vậy nhưng, đối chiếu với những sinh hoạt của ông Thích Không Tánh, không ai nghĩ đây là một thầy tu trong Phật giáo. Là một tu sĩ, miệng vẫn niệm nam mô, tay vẫn lần tràng hạt, nhưng Thích Không Tánh lại rất hăng hái tham gia các hoạt động tổn hại đến lợi ích của dân tộc, trái với đạo pháp; dành nhiều thời gian quan tâm đến chính trị, xã hội hơn là tu tập, tạo công đức vun dầy cho đạo pháp, cho dân tộc.
Thích Không Tánh và Phạm Chí Dũng
Xét dưới góc độ giới luật, ông Thích Không Tánh đã và đang vi phạm nghiêm trọng hai nội quy tăng sự đó là: không tà dâm, không nói dối.
Trước hết, ông Thích Không Tánh đã phạm phải điều tối kỵ khi bị công an bắt quả tang vào nhà nghỉ “tâm sự” với một phật tử. Tại hiện trường, Thích Không Tánh ngụy biện rằng cô gái là một nữ phật tử thuần thành tự nguyện cùng thầy đi làm “từ thiện” chẳng may “giữa đường bị cảm” nên Không Tánh đã vào phòng để “chăm sóc”. Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy rằng cô gái hoàn toàn không có vẻ gì là bơ phờ mệt mỏi khi đang bị bệnh, hơn thế nữa phòng cô gái thuê riêng cho cô lại là phòng đôi, cô gái lại trọn chiếc giường phụ (bởi vì chiếc giường chính thì Không Tánh đang ngồi) tại sao vậy? Nếu quả là không có phòng đơn mà chỉ có phòng đôi, khả năng này cũng có thể xảy ra, nhưng không nhẽ cô gái thích khiêm tốn chọn cho mình chiếc giường phụ? Còn chiếc giường chính thì để … ngắm???
Tiếp đến, Thích Không Tánh còn cho cả thiện hạ thấy mình là một kẻ lươn lẹo, nói một đằng, làm một nẻo. Khi được trao đổi, tiếp xúc, ông Thích Không Tánh luôn miệng nói là việc làm của mình cũng vì đạo pháp, vì dân tộc. Nhưng đó chẳng qua là lời lẽ từ miệng lưỡi không xương của những người mượn chiếc áo thầy tu, vì mọi việc làm của ông ra đều làm gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cõng rắn cắn gà nhà, làm méo mó hình ảnh của một tu sỹ Phật giáo.
Chẳng hạn, liên quan đến vụ Đồng Tâm vừa qua, mặc dù ở tận miền Nam xa xôi, thông tin một chiều, chủ yếu khai thác tin từ nguồn các nhà rận chủ quốc nội như Nguyễn Tường Thụy, anh em “Trịnh bá Phương”, Nguyễn Quang A…., ông Thích Không Tánh cũng giởi trò “té nước theo mưa”, vu khống chính quyền một cách trắng trợn. Cụ thể: trong bài viết THẢM HỌA TẾT 2020, ông ta khẳng định:
“Tết 2020 ghi dấu những sự kiện động trời và đau xót.
– Trước tết 2 tuần, Tà quyền CS theo lệnh Tàu cộng tấn công làng Đồng Tâm, giết hàng chục người, bắt giam hàng trăm người và tra tấn đến suốt tết, chưa biết bao giờ mới rút quân và Đồng Tâm trở lại đời sống bình thường.
– 23 tết, ngân hàng Vietcombank chặn và cướp tài khoản gửi tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình, cụ già yêu nước biểu tượng cho sự kiên cường của Đồng Tâm.
– Nhiều người Đồng Tâm bị đưa lên nhận tội trên truyền hình, hình ảnh cho thấy họ bị tra tấn dã man, rất nhiều nốt cháy trên mặt do tra tấn bằng dùi cui, roi điện.”
Những thông tin mà ông ta viết trên facebook cá nhân về vụ Đồng Tâm thật khiến cho người đời khinh rẻ, ở đâu ra hàng chục người chết, hàng trăm người bị bắt, bị tra tấn… Đó hoàn toàn là những lời vu khống, xuyên tạc. Nếu là một người chân tu, chắc chắn ông Thích Không Tánh quá hiểu định nghĩa về điều răn dạy của Đức Phật “không nói dối” trong ngũ giới. Đó là: không nói những lời sai sự thật, khác với ý nghĩ. Thấy thế này nói ra thế khác làm sai lạc sự thật cốt lừa bịp người, hoặc ý nghĩ nột đường nói ra một ngã cốt che đậy sự quấy rối của mình: hoặc vì tâm ác độc nói lời ly gián làm cho ân nghĩa chia lìa, gây cho đôi bên sinh oán thù hờn giận, dùng những lời văn bóng bẩy, những câu nói ngọt ngào để xui người làm quấy, để dụ dỗ người bước vào đường tà; cho đến dùng lời thô bỉ mạ nhục, trù rủa người, những hình thức đó đều thuộc về nói dối cả. Đạo Phật là đạo như thật, người tu theo đạo Phật phải tôn trọng sự thật, nên không được nói dối. Nói dối chẳng những làm sai lạc sự thật, mà còn làm mất lòng tin nhau, gây vô lượng đau khổ. Nói dối là một tai nạn lớn lao cho mình và xã hội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nên nói dối, đó là khi nào vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật. Nói dối phạm tội là do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy; ngược lại, nếu lòng từ bi làm động cơ thúc đẩy nói dối là không phạm.
Xét những điều được quy định trong giáo lý nhà Phật, ông Thích Không Tánh đã phạm phải những giới quy mà chỉ có những kẻ sống buông thả, lươn lẹo dễ mắc phải. Đây là điều không thể chấp nhận, nhưng ông Thích Không Tánh hết lần này đến lần khác tái phạm. Cho nên, đây cũng chính là căn nguyên khiến cho tăng, ni, phật tử trong Phật giáo không còn đặt niềm tin vào Thích Không Tánh; uy tín, thanh danh của ông ta cũng ngày càng trở nên yếu thế, không còn được giáo hội trọng dụng khiến cho y càng ngày càng lấn sâu vào các hoạt động mang tính chính trị, phá hoại sự bình an của đất nước dưới vỏ bọc tôn giáo. Đã đến lúc ông ta cần cởi bỏ chiếc áo thầy tu, vì một người tu hành chân chính, một vị chân tu luôn nêu cao đạo đức của Đức Phật, luôn nói lời ngay thẳng, phát huy truyền thống Hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam chứ không phải hàng ngày tụ tập, hội họp với những phần tử bất mãn, phản động gây phương hại đến sự bình yên của đất nước.
Nguồn: Bản tin dân chủ