Dễ dàng lần theo quá trình từ phôi thai ý tưởng, phát động kêu gọi và tuyên truyền đều do đội ngũ cốt cán VOICE, tổ chức ngoại vi của Việt Tân thực hiện.
Sáng sớm ngày 11/01, Will Nguyễn (thành viên VOICE, sống ở Mỹ) đặt avatar Facebook là ảnh trái tim màu đen trên nền trắng, ở giữa có dòng chữ “Hành động Vì Đồng Tâm”. Caption kèm theo là khẩu hiệu “Đồng Tâm Cầu nguyện – Đồng Tâm Hành động”:
Cũng thời điểm đó, Đinh Thảo (thành viên VOICE và Green Trees, sống ở Hà Nội) đặt avatar Facebook là ảnh trái tim màu đen trên nền trắng, ở giữa có dòng chữ “Take Action for Dong Tam”. Thảo nói hình ảnh này do Will Nguyễn thiết kế:
4h sau đó, Tường An (thành viên Lao Động Việt, sống ở Pháp) đăng lên Facebook lời kêu gọi “Cầu nguyện Cho Đồng Tâm – Hành động Vì Đồng Tâm”. Tường An vốn cộng tác thường xuyên với nhóm Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long (tức VOICE); từ thời điểm Long gặp Lao Động Việt khi đến Châu Âu để thay mặt Trang nhận Giải Tự do Báo chí của RSF (tháng 09/2019). Khoảng 1 giờ sau bài đăng của Tường An, Will Nguyễn đăng lại lời kêu gọi kèm theo bản dịch tiếng Anh. Ảnh minh họa là một bộ 4 avatar trái tim đen có dòng chữ “Cầu nguyện Cho Đồng Tâm – Hành động Vì Đồng Tâm”/ “Pray for Dong Tam – Take Action for Dong Tam”:
Trong ngày 12/01, đã có ít nhất 3 nhóm người hưởng ứng lời kêu gọi cầu nguyện. Họ bao gồm (1) Nhóm của Tường An ở Pháp (chịu ảnh hưởng của Lao Động Việt); (2) Nhóm Green Trees ở Hà Nội (trực thuộc VOICE); (3) Giáo xứ Song Ngọc và (4) nhóm “Người Việt tại Nhật” (cả 2 chịu ảnh hưởng của Việt Tân). Từ các chi tiết trên, có thể khẳng định rằng tổ chức VOICE là bên ra lời kêu gọi cầu nguyện, vì 3 lý do:
Thứ nhất, Will Nguyễn công bố khẩu hiệu và màu sắc của phong trào cầu nguyện sớm 4 giờ rưỡi so với Tường An; và dịch lời kêu gọi cầu nguyện sang tiếng Việt chỉ 1 giờ sau khi nó xuất hiện trên Facebook Tường An. Qua việc Will Nguyễn và Đinh Thảo thay avatar vào cùng một lúc, có thể thấy các thành viên VOICE phối hợp hành động.
Thứ hai, các nhóm chống đối thường tuân thủ một nguyên tắc, theo đó người kêu gọi biểu tình có trách nhiệm tham gia biểu tình. Vì Tường An nói rằng một nhóm trong nước đã ra lời kêu gọi cầu nguyện, nhóm này có thể là Green Trees hoặc giáo xứ Song Ngọc (tức 2 nhóm trong nước duy nhất ủng hộ lời kêu gọi từ ngày Chủ nhật 12/01). Vì giáo xứ Song Ngọc tỏ thái độ chống Cộng cực đoan, còn Green Trees giữ thái độ ôn hòa giống lời kêu gọi, nhiều khả năng bên soạn lời kêu gọi là Green Trees (trực thuộc VOICE).
Thứ ba, khẩu hiệu “Hành động Vì Đồng Tâm” đã trở thành tên gọi của nhóm làm việc mà 2 thành viên VOICE, là Đoan Trang và Will Nguyễn, lập ra vào ngày 14/01. Sau đó, Tường An đã tham gia sâu vào nhóm này, khi phụ trách gửi bản báo cáo của nhóm đến INTA, đồng thời phân phát những bản cập nhật mới nhất của báo cáo.
Như vậy, “Cầu nguyện Cho Đồng Tâm” không phải là một hành động tự phát để thể hiện sự thương tiếc với 4 người thiệt mạng trong vụ việc. Thay vào đó, nó là một hoạt động biểu tình được phát động bởi VOICE, và được hưởng ứng bởi Việt Tân, trên cơ sở kiến thức từ các khóa huấn luyện về cách mạng đường phố, cách mạng màu sắc. Chẳng hạn, những người tham gia phong trào đã rập khuôn bắt chước cuộc cách mạng màu ở Hong Kong; khi sử dụng biểu tượng dải băng bắt chéo, trang phục/tranh ảnh/biểu ngữ đen, và phương thức biểu tình dưới dạng cầu nguyện. Phương pháp biểu tình này cũng đã được đưa vào các tài liệu huấn luyện của Gene Sharp.
VOICE và Việt Tân khá can đảm khi định nhập khẩu cách mạng màu vào Việt Nam, sau tất cả những thiệt hại mà phương thức này đã gây ra ở Libya, Ai Cập, Syria và Myanmar. Tiếc rằng họ đang hành xử bất nhất, khi vừa ca ngợi nhóm bạo động, vừa trưng ra một lời kêu gọi “tôn trọng pháp luật” và “hành xử văn minh, phi bạo lực”.
Nguồn: Loa phường