Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nguyễn Đăng Quang: Tuyên bố bỏ Đảng hay lời thú tội trước...

Nguyễn Đăng Quang: Tuyên bố bỏ Đảng hay lời thú tội trước Đảng?

159
0

Đúng ngày thành lập Đảng, gã dân chủ già giơ, tháu cáy Nguyễn Tường Thuỵ trình làng câu chuyện “thoái đảng” được kể qua lời của ông Nguyễn Đăng Quang, cựu cán bộ Công an đã nghỉ hưu… Tất nhiên, động thái này không quá khó để nhận định, phán xét, bởi nó không ngoài tạo ra một tiếng vang gì đó nhân dịp 90 năm thành lập Đảng cộng sản VN. Nhưng xem chừng nó quá lạc lõng và có cái gì đó thiếu thuyết phục, thậm chí phản tác dụng trong mục tiêu được hướng đến…

Mở đầu bài viết của mình, Nguyễn Đăng Quang đã đề cập tới bối cảnh mình nhận được Quyết định xóa tên khỏi danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) của Quận ủy Cầu Giấy, Tp Hà Nội: “Thằng con trai 46 tuổi của tôi hồ hởi báo tin: “Nhà mình hôm nay có tin vui. Bố phải thông báo cho tất cả anh chị em nội ngoại và bạn bè thân thiết biết để mọi người mừng cho bố. Có lẽ bố phải mở tiệc chiêu đãi cả nhà để đánh dấu sự kiện này”. Nói đoạn, nó mở bì thư, trịnh trọng đọc quyết định của Quận ủy Cầu Giấy v/v xóa tên tôi khỏi danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) “do đã vi phạm quy định chuyển sinh hoạt Đảng” như thể khai mở cho những điều sắp sửa nói ra.

Nguyễn Đăng Quang: Tuyên bố bỏ Đảng hay lời thú tội trước Đảng?

Ông Nguyễn Đăng Quang (Nguồn: Fb)

Tiếp đó, ông này tiếp tục dãi bày và cho biết: “Tôi quyết định “thoái Đảng” (tức lẳng lặng bỏ Đảng, không chuyển sinh hoạt Đảng) từ giữa năm 2003 ngay sau khi nhận quyết định nghỉ hưu. Ngày 3/2/2020 này, tôi đã “thoái Đảng” được suýt soát 17 năm” và “Ngay khi còn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi. Tôi đã thực hiện điều này trong lặng lẽ, tức chỉ có tôi biết. Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ. Mãi sau này, khi chính thức “thoái Đảng”, tôi mới biết là đã có rất nhiều đảng viên ĐCSVN cũng hành động giống tôi, nghĩa là âm thầm “khai trừ Đảng trong lòng” khi còn tại chức, không đợi sau khi nghỉ hưu mới “thoái Đảng”.

Tất cả cũng chỉ để diễn tả tính quá trình trong hành động của ông này và quyết định sau cùng ra xin được xoá tên khỏi Đảng cộng sản. Nguyện vọng này sau đó cũng đã được chấp thuận bằng một quyết định hẳn hoi. Tuy nhiên đọc sâu và tìm hiểu kỹ về quá trình bỏ Đảng của Nguyễn Đăng Quang mới hay rằng, ông chính thức bỏ Đảng khi đã nghỉ hưu, không còn công tác chính thức trong lực lượng Công an. Và chính chi tiết này đã tố cáo, lột trần động cơ, mục đích và làm rõ cả tinh thần khiến ông “dũng cảm bỏ Đảng” như ông nói. Bởi theo phân tích của Blog Việt Nam mới: “Chỉ xin được đặt ra một vấn đề, nó cũng là câu hỏi đặt ra với ông! Rằng tại sao ông không công khai bỏ đảng ngay từ đầu, khi đang còn công tác trong lực lượng Công an mà phải “Ngay khi còn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi. Tôi đã thực hiện điều này trong lặng lẽ, tức chỉ có tôi biết. Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ. Mãi sau này, khi chính thức “thoái Đảng”, tôi mới biết là đã có rất nhiều đảng viên ĐCSVN cũng hành động giống tôi, nghĩa là âm thầm “khai trừ Đảng trong lòng” khi còn tại chức, không đợi sau khi nghỉ hưu mới “thoái Đảng”” và chỉ thoái đảng sau khi đã nghủ hưu?

Trả lời được câu hỏi này sẽ mở toang những điều được cho là động cơ chính yếu khiến ông này bỏ Đảng! hay nói cách khác, nó sẽ trả lời gần như toàn bộ bản chất của sự việc thay vì nói những điều dông dài… Việc chờ nghỉ hưu để xin ra khỏi Đảng, tuyên bố thoái đảng nếu có tính toán thì đồng nghĩa với việc, đó chỉ là hành vi của một kẻ cơ hội hơn là hành động của một kẻ thấy không phù hợp nên li khai. Nói rõ hơn, đó là kẻ bỏ Đảng nhưng không muốn mất quyền lợi từ Đảng, mất sổ hưu của bản thân… Sự bạc nhược sẽ rõ hơn!”.

Có hợp thì ắt có ly, có kết nạp thêm người thì sẽ có những kẻ, cá nhân muốn, ra đi. Đó là chuyện tất yếu với bất cứ tổ chức nào chứ không riêng gì Đảng cộng sản VN. Nhưng có lẽ, trong tương quan vấn đề được nói đến, chúng ta chỉ dành sự khâm phục, kính trọng cho những người mà việc li khai Đảng hay một tổ chức nào đó thực sự trong sáng, không vụ lợi. Đồng thời cũng khinh mạt những kẻ li khai tổ chức như một trò giả hiệu, một chiêu bài chính trị và diễn ra khi mà, quyền lợi của bản thân không còn bị đụng chạm, đe doạ, ảnh hưởng. Đó là sự toan tính đến đốn mạt, hình thức và cũng khiến cho những điều được nói ra trở nên vô nghĩa lý, tầm thường, cơ hội và đậm tính thực dụng.

TRÙNG DƯƠNG

Nguồn: Kênh Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây