Các loại vũ khí được số đối tượng ở Đồng Tâm sử dụng để chống lại lực lượng thi hành công vụ
Liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, ngày 9/1/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ 3 tội danh: giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ. Ngày 13/1, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 22 đối tượng có liên quan.
Trong số 22 đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam, có 20 đối tượng bị khởi tố về hành vi giết người, gồm: Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Niên, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Quân và Trịnh Văn Hải. 02 đối tượng bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ là Lê Đình Hiển và Bùi Viết Tiến. Ngoài ra, Công an TP.Hà Nội cũng đang tạm giữ hình sự Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim để làm rõ hành vi giết người và Nguyễn Thị Dung về hành vi chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, dựa trên cơ sở những lời khai của các đối tượng trong quá trình điều tra đã được chiếu trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), cá nhân tôi thấy có thể khởi tố bổ sung để điều tra về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Theo đó, ngày hôm qua, trong bản tin thời sự lúc 19h, Đài truyền hình Việt Nam (VTV1) đã đăng phát lời khai của đối tượng Nguyễn Văn Tuyển. Tuyển đã khai rằng: “Trên trang mạng là anh Nguyễn Văn Đài, anh Ngọc Tuấn Trần thì anh ấy cũng hỏi han về Đồng Tâm thì em cũng nói là cuộc đấu tranh mấy năm nay rất khó khăn nên anh Nguyễn Văn Đài hỗ trợ 1000 USD, anh Ngọc Tuấn Trần là 67 triệu đồng gì đấy em cũng không nhớ và anh Ngọc Tuấn Trần có nói là phải làm một cái đơn vì đó về nhân quyền thì sẽ được hỗ trợ hơn”. Số tiền nhóm đối tượng ở xã Đồng Tâm nhận được từ Nguyễn Văn Đài, Ngọc Tuấn Trần và một số tổ chức khủng bố như “Việt tân”, “Triều đại Việt”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã được các đối tượng dùng để mua lựu đạn, hung khí, chế tạo bom xăng để chống trả lại các lực lượng chức năng. Số tiền còn lại các đối tượng dùng để chi tiêu cá nhân.
Trong khi đó, đối tượng Mai Thị Phần thì khai nhận rằng: “Ông Lê Đình Kình cho tôi làm thủ quỹ, mỗi năm ông ấy đưa tôi mấy lần tiền và ông ấy đều bảo tiền của nhân dân đóng góp, tôi cũng không biết số tiền ấy nguồn gốc ở đâu”.
Ngoài ra, theo đại diện Cục An ninh nội địa – Bộ Công an, thực tế số tiền các đối tượng bên ngoài gửi về cho nhóm ông Lê Đình Kình rất lớn, hàng trăm triệu đồng. Số tiền này được chúng dùng để mua lựu đạn, hung khí (cụ thể là mua 10 quả lựu đạn), và dùng số tiền này mua hàng trăm lít xăng để chế tạo thành bom xăng. Rồi dùng số tiền này để chia cho một số đối tượng, cho người dân để sử dụng vào hoạt động theo sự chỉ đạo từ bên ngoài, đặc biệt là tụ tập đông người để cản trở các lực lượng thi hành nhiệm vụ.
Như vậy, nếu cơ quan điều tra chứng minh nhóm đối tượng ở xã Đồng Tâm nhận tiền từ các tổ chức khủng bố như “Việt tân”, “Triều đại Việt”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và từ các đối tượng Nguyễn Văn Đài, Ngọc Tuấn Trần để mua lựu đạn, mua bom xăng nhằm chống chính quyền nhân dân thì hoàn toàn có thể khởi tố số đối tượng này về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể con người; đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác; thành lập, tham gia tổ chức khủng, bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng lổ nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khách thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Khách thể trực tiếp của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là an ninh chính trị và an ninh con người ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất của hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi bạo lực hướng đến đối tượng tác động là con người nhằm làm mất ổn định xã hội, gây sức ép về chính trị đối với chính quyền, hoặc gây khó khăn cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các môi quan hệ quốc tế. Quy mô của hoạt động khủng bố có thể nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với bạo loạn song hành vi này đe dọa nghiêm trọng đến sự ôn định quốc gia và sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Do vậy, đây cũng là hành vị đặc biệt nguy hiểm cho xã hội xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam.
Đối tượng tác động của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là cán bộ, công chức và người khác, bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có quôc tịch.
Mặt khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thể hiện ở một trong những hành vi sau đây:
Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Xâm phạm tính mạng là hành vi cố ý tác động lên thân thể người khác đưa đến nguy cơ trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Thủ đoạn thực hiện tội phạm có thể là đặt bom, mìn gây nổ, sử dụng súng hoặc các loại vũ khí khác xâm phạm tính mạng của người khác nhằm chồng chính quyền nhân dân. Hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp này.
Xâm phạm tự do thân thể hoặc sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Xâm phạm tự do thân thể là hành vi khống chế, bắt giữ người khát một cách trái phép luật. Xâm phạm sức khỏe là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Điều 113 không quy định người phạm tội phải bắt giữ được hoặc gây thương tích được cho nạn nhân nên hậu quả của hành vi bắt giữ trái phép hay hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác cũng không phải là dấu hiệu bãi buộc trong trường hợp phạm tội này.
Đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Đây là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác qua việc đe dọa sẽ giết hại bản thân người bị đe dọa hoặc người thân thích của họ hoặc các hình thức đe dọa khác gây hoang mang cho đối tượng bị đe dọa nhằm chống chính quyền nhân dân. Kèm theo hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc các đe dọa khác có thể là yêu câu buộc người bị đe dọa phải làm hoặc không làm một việc nhất định, tuy nhiên việc có đưa ra yêu cầu hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi này.
Chủ thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: chủ thể của tội khủng bố là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quôc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn: Bản tin dân chủ