“Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng, trong nội bộ chính quyền Hà Nội, lâu nay vẫn chưa thống nhất trong cách nhìn nhận và ứng xử với người dân.
Theo ông Thọ, có hai câu hỏi phải đặt ra ở đây. Tại sao sự việc diễn ra từ lâu và đến nay vẫn âm ỉ mà chính quyền không giải quyết dứt điểm, để rồi cứ đến một lúc nào đấy, xảy ra một sự kiện gì đấy thì người ta lại làm cho sự việc nóng lên. Rồi tại sao họ lại chọn để ra tay ngay vào thời điểm này, giữa khi các quan chức cao nhất của Hà Nội đang bị đề nghị xử lý kỷ luật, dẫu lý do liên quan đến những chuyện khác.
“Hai câu hỏi đó là cần tiếp tục suy nghĩ thêm. Hay như việc ai chỉ đạo việc này và sẽ ảnh hưởng như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được. Chúng ta chỉ biết rằng, đấy, nếu đối xử với người dân như thế thì hậu quả sẽ là như thế. Và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền thủ đô không thôi mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề về chính sách và cả với cá nhân các vị lãnh đạo các việc đó,” ông Thọ nói”.
Cảnh tại Đồng Tâm tháng 4/2017 (Nguồn: FB).
Đồng Tâm lại đổ máu ngay trước thời điểm trước Tết Nguyên đán. Theo Bộ Công an Việt Nam, đã có 4 người chết, gồm cả cảnh sát và người dân.
Đó là những trao đổi của PGS-TS Nguyễn Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển với BBC Việt ngữ xung quanh sự việc xảy ra tại Đồng Tâm, HN trong bài “Tranh chấp đất Đồng Tâm: Ứng xử của chính quyền là ‘sai lầm về chính sách’?”. Cũng có thể xem đây là một cách lí giải về nguyên nhân sự việc và những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra dưới góc nhìn của một học giả.
Trong đó vị PGs này đã đổ lỗi cho sự chậm trễ có hệ thống của chính quyền các cấp tại HN từ Thành phố đến xã; ông cũng hoài nghi về thời điểm các lực lượng tại Hà Nội ra quân xử lý dứt điểm vụ việc cũng như chính sách xung quanh sự việc này…
Tuy nhiên có lẽ riêng trong cách nhìn nhận, đánh giá sự việc thì ông PGS.Ts này đã có quá ít thông tin nên đã ít nhiều hồ đồ khi đưa ra những nhận định, đánh giá như đã nói ở trên.
Đồng Tâm như nhận định, đánh giá ban đầu là vấn đề lợi ích của người dân (dù không chính đáng), là mâu thuẫn mang tính thuần tuý, xuất phát điểm là thuần tuý. Do đó, ngay từ đầu khi xảy ra khủng hoảng và những động thái manh động của người dân quá khích (bắt giữ cán bộ và tuyên bố thiêu sống….) và cho tới sau này với những diễn biến mới, Hà Nội đã có sự nhất quán trong ứng xử. Theo đó, thay vì sử dụng những giải pháp mạnh, có tính dứt điểm để xảy ra hệ luỵ lớn thì họ đã chọn giải pháp căn cơ, hệ thống và mang tính từ từ.
Đó cũng là lí do khiến Hà Nội, Thanh tra Chính phủ kiên trì xử lý đơn, trả lời đơn và xử lý từ từ các vấn đề liên quan. Mục đích cuối cùng vẫn là để họ hiểu ra bản chất vấn đề và từ bỏ những mưu đồ mang tính lợi ích. Và ngay trong việc xây dựng bờ bao khu đất, Quân đội và các lực lượng chức năng cũng tính toán, hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra, xây dựng ở những nơi người dân ủng hộ trước và kiên trì tuyên truyền, vận động…
Và sẽ không bao giờ có chuyện Hà Nội đưa lực lượng về để xử lý nếu như đám người cực đoan, kiên quyết ngăn cản, gây khó khăn cho việc xây dựng công trình và vượt quá những lằn ranh cho phép, công khai đối đầu với chính quyền và các lực lượng chức năng.
Theo đó, từ nhiều nguồn tin, chính quyền và các lực lượng chức năng đã nắm bắt được việc đám người này đã tàng trữ nhiều loại vũ khí có mức độ sát thương cao nên thay vì chờ đợi họ sử dụng để gây hấn thì lực lượng chức năng đã quyết định tấn công để thiết lập tình hình, hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra. Do đó, việc lực lượng chức năng triển khai lực lượng thiết lập lại tình hình là việc cực chẳng đã và trong tình thế đó là biện pháp tối ưu và cần thiết nhất, nhất quyết không có phương án khác… Chỉ tiếc do những bất lợi nên đã xảy ra những điều đáng tiếc….như đã nói. Và chính vì lẽ đó nên việc lực lượng chức năng chủ động tấn công là giải pháp đúng đắn, khách quan và dễ hiểu… và không có điều gì bàn cãi…
Cái đáng tiếc là với tư cách là góc nhìn ngoài, PGS. TS Nguyễn Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển lại không nhìn thấy bản chất của vấn đề và có những phát biểu mang ý kiến chủ quan… Qua đây, cũng cho thấy thực tế trong rất nhiều những vấn đề xã hội thì những ý kiến có tính kiến giải của các học giả là rất quan trọng nhưng nói thế nào, trên cơ sở nào cũng hết sức quan trọng và cần thiết.
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới