Từ năm 2011, tổ chức VOICE đã liên tục cung cấp các khóa huấn luyện thường niên miễn phí ở nước ngoài, mỗi khóa dài 6 tháng, cho 144 thanh niên Việt Nam. Dù VOICE tuyên bố rằng họ cấp “Học bổng Xã hội Dân sự” cho những thanh niên muốn “hoạt động” để “thay đổi xã hội”, thực ra đây là khóa huấn luyện người cho các tổ chức có mục đích lật đổ thể chế. Một số báo chính thống khẳng định rằng VOICE nhận tài trợ từ “Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ” của Mỹ, một tổ chức đã tài trợ cho các nhóm làm “cách mạng đường phố” để lật đổ chế độ tại nhiều nước.
Trong suốt tháng 12/2019, VOICE đã tiếp tục tuyển sinh cho khóa đào tạo thứ 11 (kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09/2020). Tương tự những lần tuyển sinh trước, VOICE quảng cáo rằng học viên sẽ được hưởng một loạt các “cơ hội” – như được hưởng học bổng toàn phần 5000 USD; được học tiếng Anh miễn phí; được bao đi lại, ăn ở, du lịch; được “học và thực tập tại các tòa soạn báo, tổ chức phi chính phủ, nghị viện trong khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, Úc, Mỹ”. Bên cạnh đó, do VOICE có Quản lý Đào tạo mới là Nguyễn Vi Yên, khóa huấn luyện lần này có 3 điểm mới so với những lần trước.
Thứ nhất, nó đánh dấu một sự thay đổi thế hệ ở VOICE, khi các giảng viên trẻ như Nguyễn Vi Yên, Will Nguyễn, Đào Ngọc Diệp thay thế lứa cũ già hơn:
Thứ hai, chương trình học trở nên tinh gọn, tập trung hơn, và nghiêng hơn về mảng phong trào xã hội (là mảng mà Nguyễn Vi Yên và Ngọc Diệp có kinh nghiệm). Học viên cũng có nhiều cơ hội đi thực tập hơn, khi “2 tháng đào tạo chuyên sâu” trong chương trình học cũ được thay bằng “2 tháng thực tập”:
Thứ ba, từ khóa huấn luyện thứ 10, chiến dịch quảng cáo khóa học của VOICE đã tập trung đánh vào cái tôi của người học, thay vì chỉ khai thác lòng tham “cơ hội” như trước đây. Chẳng hạn, trong đợt tuyển sinh khóa 11, các bài viết của cựu học viên đều nhằm trả lời câu hỏi “Những con người ở VOICE là ai?”, thay vì nhằm mô tả những lợi ích của khóa học như trước. Cái tôi của các học viên VOICE khá đồng nhất, và có thể được mô tả bằng bảng sau:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Tôi là ai? | Tôi trẻ, nhiều năng lượng |
Tôi bình dân | |
Tôi đi nhiều, trải nghiệm nhiều | |
Tôi có học, là trí thức | |
Tôi là anh hùng hy sinh để cứu thế giới, tạo ra thay đổi | |
Tôi được thế giới công nhận | |
Chúng tôi sống chung theo mô hình nào? | Mọi người đều được coi trọng ngang nhau |
Mọi người cùng ra quyết định (tức dân chủ) | |
Mọi người yêu thương nhau vô điều kiện | |
Mọi người gần gũi nhau, kết dính với nhau | |
Chúng tôi cùng cảm thấy thế nào? | Vui |
Đầy hy vọng | |
Háo hức hành động | |
Dị biệt, phi thường | |
Chúng tôi muốn bạn cùng làm gì? | Vượt qua nỗi sợ Nhà nước để đăng ký tham gia khóa học |
Thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam |
Bảng trên cho thấy về mặt truyền thông, hình tượng học viên VOICE được hình thành từ sự phối trộn giữa ít nhất 2 phong cách: (1) ý thức hệ dân chủ đa đảng cánh tả và (2) các phong trào chính trị, xã hội dành cho thanh thiếu niên. Phong cách này ăn khớp với nhân sự và nguồn tài chính của VOICE: cả Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long lẫn Will Nguyễn đều tham gia các chiến dịch ủng hộ Đảng Dân chủ Mỹ và chống Trump; trong khi nhiều dự án của Nguyễn Vi Yên được tài trợ bởi NED (tổ chức bị Trump cắt quỹ). Những yếu tố này khiến CHANGE (một NGO Việt Nam được Quỹ Obama tài trợ) có phong cách truyền thông khá giống chiến dịch của Nguyễn Vi Yên, dù họ không có liên hệ với VOICE.
Về một mặt nào đó, phong cách truyền thông của chiến dịch này đánh trúng ham muốn được công nhận, được đổi đời của những người trẻ, người bình dân, người có sự tự ti, người từng bị cô lập.
Như vậy nhìn vào đội ngũ giảng dạy và các chiêu trò “dụ dỗ” người học tìm đến VOICE, có thể thấy, đội ngũ đang tổ chức tập huấn lực lượng lật đổ Nhà nước rất chuyên nghiệp và bài bản cũng như được tài trợ nguồn kinh phí cực kỳ thường xuyên, ổn định và hậu hĩnh
(Còn nữa)
Nguồn: Loa phường