Hai trường hợp liên quan đến án tử hình gần đây được dư luận quan tâm là nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và tử tù Đặng Văn Hiến. Một số đối tượng so sánh bản án mà Tòa án đưa ra với từng đối tượng một cách khập khiễng, cho rằng có sự đối xử không công bằng giữa người dân phạm tội với nguyên lãnh đạo phạm tội.
Trường hợp đầu tiên là nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son liên quan đến hành vi nhận hối lộ với số tiền 3 triệu USD, với mức tiền này thì án tử là chắc chắn nhưng pháp luật có quy định rõ ràng về tội danh này, nếu bị cáo nộp lại ¾ số tài sản đã nhận hối lộ thì sẽ thoát án tử mà được giảm xuống chung thân. Đối với những vụ án này thì Tòa án luôn khuyến khích bị cáo khắc phục hậu quả theo hướng có lợi cho bị cáo.
Trường hợp thứ hai là Đặng Văn Hiến, đối tượng vừa bị tuyên án tử hình cách đây không lâu. Tội danh mà đối tượng này phạm phải là giết người, rơi vào khung tăng nặng là giết nhiều người, mà chiểu theo quy định thì không có chuyện tìm cách giảm từ án tử xuống chung thân, việc khắc phục hậu quả là không thể bởi án mạng xảy ra không thể phục hồi được. Mặc khác, Đặng Văn Hiến đâu phải dạng vừa khi có hành vi chống lại đoàn cưỡng chế đất đai trong khi chính đối tượng này đâu phải chủ sở hữu hợp pháp của số đất đó, Hiến còn dúng súng bắn vào nhiều người xung quanh khác với sự máu lạnh không tưởng.
Hai trường hợp này không giống nhau về mọi thứ nhưng bị các đối tượng xấu đem ra so sánh với âm mưu đã kích chính quyền, bịa đặt vấn đề bất công trong xã hội. Quy định của không chỉ riêng Việt Nam mà trên cả thế giới đều như vậy, chẳng ai xét xử hai vụ án giết người với nhận hối lộ mà áp dụng tương tự như nhau cả. Trên thế giới không có án lệ nào kết luận hai vụ án kiểu như này giống nhau.
Chính những đối tượng xấu này một mực bảo vệ đối tượng Đặng Văn Hiến, luôn miệng kêu gào đòi trả tự do cho kẻ giết người man rợ này bởi bọn chúng vẫn nghĩ rằng Đặng Văn Hiến giết người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình là mảnh đất không phải sở hữu của anh ta.
Nói chung chẳng ai so sánh hai vụ án khác nhau về mọi thứ rồi đưa ra ý kiến phải kết án tử hình giống như nhau cả. Suy cho cùng vẫn vì mục đích đê hèn cá nhân của một số đối tượng xấu. Ở Việt Nam, pháp chế luôn là nguyên tắc được bảo đảm thực hiện tuyệt đối nên không có chuyện Tòa án tuyên án có sự phân biệt về nhân thân của bị cáo mà bản án luôn dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam