Khi báo cáo của Freedom House được công khai, nhiều cá nhân lề trái đã lên tiếng về một Việt Nam không có tự do Internet, đồng thời khẳng định luật An ninh mạng là vô lý và vi phạm nhân quyền. Khi đó, các cá nhân lề trái cũng vẽ lên một mơ về nước Mỹ với tự do Internet, tự do ngôn luận, tự do thông tin,…
Tuy vậy, thực tế chẳng bao giờ được như những gì dư luận lề trái mơ tưởng…
Bằng chứng là:
Năm 2001, tổng thống Mỹ George W. Bush thông qua đạo luật PATRIOT. Đạo luật này đã trao cho chính phủ các quyền lực mới để tiến hành giám sát điện tử đối với các nghi phạm khủng bố. Theo đó, FBI có thể tìm kiếm điện thoại, e-mail và hồ sơ tài chính mà không cần lệnh của tòa án; và có thể sự truy cập mở rộng vào hồ sơ kinh doanh, bao gồm thư viện và hồ sơ tài chính. Kể từ khi thông qua, một số thách thức pháp lý đã được đưa ra để chống lại hành động này và các tòa án liên bang đã phán quyết rằng một số điều khoản là vi hiến. Điểm mập mờ và nguy hiểm của đạo luật này nằm ở chỗ, kể cả khi không biết ai là tội phạm, chính phủ vẫn có quyền giám sát người đó. Thực tế là đạo luật này đã tác động đến mọi người dân Mỹ, biến tất cả người Mỹ thành nghi phạm để bị giám sát. Sau nhiều phản ứng dữ dội của người dân, chính phủ Mỹ vẫn không hề loại bỏ đạo luật này, mà chỉ đổi sang tên khác.
Đến thời của tổng thống Barrack Obama, đạo luật Chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA) được thông hành. Đạo luật này cho phép các công ty, tập đoàn tư nhân chia sẻ thông tin lưu lượng truy cập Internet với chính phủ Hoa Kỳ, nhất là những thông tin liên quan đến an ninh mạng. Cũng dưới thời kỳ của tổng thống Obama, bộ nguyên tắc Trung lập mạng (Network Neutrality) được thông qua, ngăn chặn việc các nhà mạng chặn băng thông nhằm ép buộc người dùng phải sử dụng dịch vụ của mình. Trung lập mạng đã gây ấn tượng tốt đối với nhiều người ủng hộ tự do ngôn luận vì nó có thể giúp đảm bảo rằng những tiếng nói và quan điểm đa chiều được lan tỏa trên mạng nhanh chóng và tự do hơn.
Tuy nhiên, sự tự do, an toàn mà người Mỹ có được dưới thời kỳ của tổng thống Obama thực chất chỉ là tự do giả dối. Bằng chứng là, vào năm 2007, toàn thể người dân Mỹ và người dân trên toàn thế giới chấn động với “Vụ Snowden”: một vụ án đặc biệt mà ở đó, đặc vụ Snowden đã tiết lộ: toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông lớn như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, PalTalk, Skype, YouTube… đã bị cơ quan an ninh quốc gia (NSA) Mỹ trực tiếp xâm nhập nhằm kiểm tra các đoạn phim, ảnh, tư liệu của người sử dụng, kể cả công dân Mỹ và công dân các nước khác trên thế giới. Chương trình này được NSA gọi tên là “PRISM” và bắt đầu tiến hành từ năm 2007.
Quy trình hoạt động của PRISM là: Các công ty cung cấp các dịch vụ trên nhận lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Giám đốc Tình báo quốc gia, buộc phải trao quyền truy cập máy chủ và hàng tá dữ liệu, thông tin liên lạc mỗi ngày được chuyển tới các đơn vị công nghệ của FBI rồi chuyển tiếp đến NSA. Từ đó, thông tin sau khi được xử lý và xây dựng thành các báo cáo tình báo gửi đến Tổng thống Obama. PRISM là nguồn cung cấp dữ liệu cho hơn 2.000 báo cáo tình báo mỗi tháng của nước Mỹ và đã có 77.000 báo cáo được sử dụng nguồn từ dữ liệu của PRISM trong suốt thời gian tổng thống Obama nắm quyền.
Như vậy, dưới thời Obama, người dân Mỹ được truyền thông về một không gian tự do Internet, thậm chí còn có hẳn một bộ nguyên tắc Trung lập mạng, khiến cho ai cũng nghĩ rằng mình đang được tự do. Thế nhưng, cuối cùng thì nhất cử nhất động của từng người trên mạng đều được ghi lại, theo dõi và đánh giá. Tính ra, PRISM tinh vi hơn tất cả các đạo luật mạng trước đó, vì nó ngấm ngầm kiểm soát không chỉ người dân Mỹ mà còn theo dõi những người dùng các dịch vụ Microsof, Google, Facebook,… ngoại quốc. “Vụ Snowden” trên thực tế đã là một khẳng định: Trên Internet, không có tự do; và ở Mỹ, càng không có tự do với Internet.
Đến thời tổng thống Donald Trump, nguyên tắc Trung lập mạng bị bãi bỏ vào năm 2017, lại một lần nữa khiến dư luận dậy sóng. Từ đây, việc chặn mạng và chặn người sử dụng mạng dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc chặn mạng cũng không còn bị cấm nữa. Cũng từ đây, người dân Mỹ buộc phải bỏ ra một khoản tiền cao hơn rất nhiều để có thể truy cập mạng nhanh. Vậy là, người Mỹ không chỉ bị mất tự do Internet, mà còn bị mất thêm cả tiền để có thể vào được Internet.
Cũng từ khi Donald Trump lên nắm quyền, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã bắt buộc một công ty lưu trữ internet là Dreamhost cung cấp thông tin về tất cả những người đã truy cập disruptj20.org, một website khách hàng của Dreamhost, chuyên chức các cuộc biểu tình chống nhậm chức của ông Trump. Vậy là, sau một thời kỳ “lạt mềm buộc chặt” dưới quyền hành của tổng thống Barrack Obama, thì đến thời của Donald Trump, người dân Mỹ lại đứng trước thực tế: Không có tự do trên Internet, thậm chí, nếu chống đối nhà nước, bất kỳ ai cũng có thể bị khép tội.
Những đạo luật an ninh mạng của Mỹ kể trên cho đến nay vẫn còn hoạt động. Và dù lấy danh nghĩa là “ngăn chặn khủng bố”, song tất cả người dân Mỹ trên internet đều bị đưa vào diện “nghi phạm khủng bố” cần theo dõi. Những đạo luật này đã có từ năm 2001 và kéo dài đến tận ngày nay (2019), cho thấy chính phủ Mỹ cực kỳ khắt khe trong việc kiểm soát không gian mạng, không chỉ ở Mỹ mà còn ở nước ngoài. Điều này cũng cho thấy, ngăn chặn tội phạm mạng là hành động phổ biến ở các nước khác nhau trên thế giới. Điều quan trọng là “cây ngay không sợ chết đứng” mà thôi.
Tất cả những thông tin trên đã chứng minh rằng: Những khẳng định về tự do Internet tại Mỹ của những cá nhân lề trái chỉ là võ đoán, thiếu căn cứ, thậm chí là bịa đặt. Hành động bịa đặt ấy xuất phát từ việc chính bản thân những người này đang vi phạm pháp luật, đang có những động thái đáng ngờ, và muốn tìm một nơi chốn để thực hành những động thái đó. Những người tung hộ tự do Internet ở Mỹ này nên trực tiếp đến Mỹ, để biết rằng ở Mỹ, không có tự do.
Nguồn: Loa phường