Trang chủ Loa Phường “15 văn kiện hợp tác Việt – Trung” có phải là …lộ...

“15 văn kiện hợp tác Việt – Trung” có phải là …lộ trình bán nước?

155
0

Cuối tháng 11, đầu tháng 12/2019, dư luận phi chính thống ở Việt Nam đã lo lắng về nguy cơ an ninh quốc phòng từ 3 sự kiện – là việc Sách trắng Quốc phòng 2019 theo đuổi chính sách “4 Không”, việc Quốc hội thông qua một số điều luật được xem là nhằm hồi sinh Dự luật Đặc khu Kinh tế, và việc Bộ Giao thông Vận tải lập quy hoạch chi tiết cho dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Nhân đó, Đỗ Ngà đã tung tin rằng “15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc”, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký với Tổng Bí thư Tập Cận Bình vào năm 2017, đã cho thấy “lộ trình bán nước” của Đảng Cộng sản Việt Nam. “15 văn kiện” vừa nêu có nhan đề như ảnh dưới (chụp từ một bài trên báo Dân Trí năm 2017):

“15 văn kiện hợp tác Việt – Trung” có phải là ...lộ trình bán nước?

Đỗ Ngà diễn giải 5 văn kiện trong số đó như sau:

Văn kiện Diễn giải của Đỗ Ngà
1. Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “Về mặt mị dân thì (chiến dịch) ‘đốt lò’ là chống tiêu cực, nhưng về âm mưu sâu xa thì đó chính là diệt phe cánh đối địch để tạo chỗ trống cho những người tập huấn từ Trung Quốc trám vào nhằm tạo một bộ máy theo Tàu thuần nhất.”
3. Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng “Tuyến đường sắt này nằm trong dự án ‘hai con đường, một vành đai’ (…) một dự án trong trong đại dự án “một vành đai một con đường” do Tập Cận Bình đưa ra. (…) Nói toạc móng heo ra là ĐCS Việt Nam vay Trung Quốc 4,34 tỷ đô để làm đường sắt cho Trung Quốc dùng.”
4. Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025 “’Chính sách 3 không’ chính là 3 sợi dây đã trói ĐCS Việt Nam trở nên bất động trước ĐCS Trung Quốc. Cho nên từ đó, ta có thể khẳng định ‘chính sách 3 không’ là chính sách do ĐCS Trung Quốc đề ra và buộc ĐCS Việt Nam phải thi hành mà thôi. (…) Chính sách 3 không trước đây giờ trở thành chính sách 4 không.”
9. Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017-2019 “Nói là ‘hợp tác du lịch’, nhưng (…) ẩn đằng sau đó một âm mưu dọn đường cho người Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Cụ thể là (…) luật cho phép ‘người nước ngoài’ được miễn visa ở các ‘khu kinh tế ven biển có sân bay quốc tế’. (…) thực chất là chấp nhận cho người Trung Quốc tự do đến các đặc khu kinh tế mà thôi.”
13. Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam – sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc “Năm 2018 phim ‘Điệp Vụ Biển Đỏ’ có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc ở biển Nam Hải trục xuất tàu lạ nước ngoài khỏi vùng biển xung quanh ‘quần đảo Nam Sa’. (…) Chưa hết, đến năm 2019 thì cơ quan kiểm duyệt cho phim hoạt hình ‘Everest – Người Tuyết Bé Nhỏ’ trong đó có hình ảnh đường lưỡi bò được ra rạp.”

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 nhận xét.

Thứ nhất, nếu thường xuyên theo dõi thời sự Việt Nam, độc giả sẽ hiểu rằng 15 văn kiện mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký năm 2017 thực ra chỉ là những văn kiện ngoại giao thông lệ, không thể hiện một thay đổi đặc biệt nào. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác để đào tạo cán bộ cấp cao đã có từ thế kỷ trước, chứ không phải bây giờ mới có, VN ký văn kiện hợp tác với hàng chục nước tương tự như Nga, Ấn, Úc, Nhật, Sing…. Còn “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng” với Trung Quốc, thì VN cũng không chỉ ký với TQ mà còn ký với nhiều nước khác như Mỹ, Pháp, Úc, Nhật, mới đây còn có EU. Tương tự, Việt Nam không chỉ ký “Kế hoạch hợp tác Du lịch” với Trung Quốc, mà còn ký với Nga, với ASEAN, và với nhóm 3 nước Lào-Campuchia-Myanmar.

Thứ hai, Đỗ Ngà không chứng minh được tính chất “bán nước” của từng văn kiện, do không biết nội dung. Thay vào đó, Ngà chỉ gán 5 văn kiện của năm 2017 với 5 diễn biến thời sự gần đây, rồi giả định rằng cả văn kiện lẫn diễn biến thời sự đều nằm trong một âm mưu “bán nước”. Đáng tiếc, nếu tinh ý, độc giả sẽ nhận thấy một số văn kiện năm 2017 không hề khớp với cáo buộc của Đỗ Ngà.

Cụ thể, khi gán ghép “Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình” năm 2017 với chuyện “đường lưỡi bò” xuất hiện trong phim “Điệp vụ Biển Đỏ” và “Adominable”, Ngà quên mất rằng phim truyền hình khác phim điện ảnh, và phim “Adominable” đã bị Việt Nam cấm chiếu.

Khi viết rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích “diệt phe cánh đối địch, để tạo chỗ trống cho những người tập huấn từ Trung Quốc trám vào”, Ngà quên mất rằng những người từng bị cho là “thuộc phe Nguyễn Phú Trọng” như Trương Minh Tuấn, hoặc “thân Trung Quốc” như Hoàng Trung Hải, cũng đã hoặc đang vào tầm ngắm trong chiến dịch này.

Cách thức xuyên tạc, gán ghép rồi dựng chuyện này không khác mấy vụ dựng chuyện “Mật ước Thành Đô”, rồi khư khư giả định Đảng CSVN đã ký kết bán nước cho TQ vào năm 2020, trong khi đó chỉ là món ăn giả cầy do Kami vẽ ra và Hồi ký Trần Quang Cơ cũng như Ban Tuyên giáo TƯ đã “bạch hóa” nội dung trong Hiệp định thời đó

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây