Các địa phương sẽ tiến hành sắp xếp gồm Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Long An. 4 huyện và 324 xã này sẽ được sáp nhập để giảm 2 huyện và 182 xã.
Trước lo ngại việc sáp nhập các xã sẽ dẫn đến dôi dư cán bộ công chức, thậm chí “hai người cùng làm một việc”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, trong đề án chi tiết, các tỉnh đều nêu rõ sẽ sắp xếp lại dựa trên các quy định hiện hành về cho thôi việc, tinh giản biên chế…
Thời gian sắp xếp cán bộ dôi dư là 5 năm từ ngày nghị quyết của Thường vụ Quốc hội có hiệu lực. Tuy nhiên theo đề án, các địa phương đề nghị sắp xếp tới cuối năm 2022 hoàn thành.
Theo ông Tân, hầu hết các địa phương lấy cơ sở vật chất còn tốt để tiếp tục sử dụng sau sáp nhập, chứ không xây dựng mới. “Tên đơn vị sau sáp nhập do nhân dân họp quyết định. Cơ sở vật chất cũng chọn địa điểm thuận lợi để người dân đi lại thuận tiện. Đây là trách nhiệm địa phương”, ông nói.
Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua hồi tháng 3. Đơn vị thuộc diện sắp xếp gồm các huyện, xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn; khuyến khích việc sắp xếp các đơn vị hành chính còn lại để giảm số lượng.
Hiện có khoảng 16 quận, huyện và 631 xã, phường, thị trấn có cả hai yếu tố diện tích và dân số chưa đạt 50% so với tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn của huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 người và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000 người. Còn quy mô dân số của xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2.
Hoàng Thùy/VNE
< p align="justify>Nguồn: Cánh cò