Mấy ngày nay, trên công luận tranh cãi không ngớt về việc Đà Nẵng đã thất bại trong việc dự định vinh danh ông Tây mắt xanh mũi lõ- giáo sĩ Đắc Lộ mà mấy ông ở Hội sử học Đà Nẵng nghĩ rằng ông Tây này là ông tổ chữ quốc ngữ.
Tranh cãi nhiều, đau cả trôốc, à đau cả đầu.
Cuối tuần, mời các bạn thư giãn chút nha!
Nhiều vị khoe bằng cấp giáo sư tiến sĩ đầy mình nhưng lại không hề biết rằng từ trước cả trăm năm, khi ông Tây mắt xanh mũi lõ- giáo sĩ Đắc Lộ đến Việt Nam để truyền giáo (năm 1625) thì người Việt ta đã có tiếng nói, chữ viết của riêng mình. Tiếng Nghệ là một trong số đó.
Nếu tìm hiểu lịch sử ngôn ngữ thế giới thì các bạn mới thấy tiếng Nghệ ghê gớm lắm nha!
Tương truyền, ngày xửa ngày xưa…
Từ “nỏ” (nghĩa là “không”) trong tiếng Nghệ là từ tiếng Việt duy nhất mà người Anh vay mượn, nhưng mà chưa thấy trả. Nó lấy luôn thành từ “No” mà chúng ta được học ngày nay. Cũng chưa thấy ai đi đòi tiền bản quyền cả (Nhưng tôi nghĩ sẽ phải có vụ kiện tầm cỡ Apple và Samsung ra đời)!
Vụ kiện Apple và Samsung
Chuyện kể rằng vào thế kỷ XVI, một nhà thám hiểm người Anh tên là Francis Drake trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới của mình đã cập cảng Cửa Lò Gạch-Nghệ An (Nay gọi tắt là Cửa Lò).
Phó Đô đốc Francis Drake, (1540 – 28 tháng 1 1596) là một nhà thám hiểm hàng hải, thuyền trưởng người Anh vào thời nữ hoàng Elizabeth I. Ông là người thứ hai đi chu du vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Tiếp xúc với người dân nơi đây, ông Francis Drake thấy tiếng Nghệ nghe hay và dễ thương quá đi, thế là đòi học cho bằng được. Sau 1 thời gian dùi mài kinh sử, ông đã đọc thông viết thạo tiếng Nghệ, thi INTLTS (International Nghệ – Tĩnh Language Testing System) được 9.0, thi TONTIC (Test of Nghệ – Tĩnh for International Communication) được 990 điểm.
Hí ha hí hửng ông ta quay trở về nước Anh với tham vọng truyền bá tiếng Nghệ – Tĩnh cho toàn dân (dân ngu khu đen), lúc đó đang trong tình trạng ngu muội. Nhưng tiếc thay trên đường trở về ông ta ăn nhầm phải cá nóc, không chết nhưng bị mất trí nhớ. Vì vậy ông ta quên hết sạch toàn bộ từ tiếng Nghệ – Tĩnh đã được học, chỉ nhớ mỗi từ “nỏ”, mà lại đọc chệch thành “nâu”. Từ “no” trong English được ra đời từ đó. Giá như Francis Drake không bị mất trí nhớ do sự cố ngộ độc cá nóc, thì chắc là tiếng Nghệ – Tĩnh (tiếng Việt) sẽ là ngôn ngữ phổ thông toàn cầu. Thật tiếc! Một tai nạn (ăn cá nóc) tưởng nhỏ nhưng lại làm xoay chuyển lịch sử ngôn ngữ thế giới! Thế nhưng, do những ưu việt của tiếng Nghệ, các nhà ngôn ngữ quốc tế ngày nay vẫn miệt mài nghiên cứu đặng phổ biến tiếng Nghệ trên toàn cầu.
Mời bạn đọc thưởng thức video clip
Ví dặm xứ Nghệ- ĐÁNH MỸ
Trong trào lưu đó, Google.tienlang xin giới thiệu một đoạn văn tiếng Nghệ và cũng xin dịch ra tiếng Việt phổ thông ở dưới.
Buồi túi ả Chắt đang đóng cựa cấy chuồng ga thì nghe loa thông báo :
” A lô a lô ! Đây là đài phát thanh cùa xà ta , sáng ngày mơi toàn thề mọi ngài tập trung chộ cươi HTX đề đi lông cơn vô dịp tết.
Thanh niên nam nự lông nhiều và dày ở giựa trọt , mấy cố tra lông lưa thưa ở hai bên cẳng trọt . Còn mấy em nhi đồng không có lông thì múc nác tười cơn.
Khi nghỉ giải lao dơ buồi vô háng Ả Hoe mà uống nác nỏ mất tiền mô
Buổi tối cô Chắt đang đóng cửa cái chuồng gà thì nghe loa thông báo
” A lô a lô ! Đây là đài phát thanh của xã ta , sáng ngày mai toàn thể mọi người tập trung nơi sân HTX để đi trồng cây vào dịp tết.
Thanh niên nam nữ trồng nhiều và dày ở giữa đồi , mấy ông bà già trồng lưa thưa ở hai bên chân đồi. Còn mấy em nhi đồng không phải trồng thì múc nước tưới cây
Khi nghỉ giải lao giữa buổi thì vô hàng cô Hoe uống nước không mất tiền đâu.
- Trọt: Bãi đất hoang nhô cao ở giữa cánh đồng.
Hoàng Ngân Thương Sưu tầm
Nguồn: Google.Tiên lãng