Trang chủ Đối tượng Nhà văn Nguyên Ngọc đã đứng bên kia chiến tuyến

Nhà văn Nguyên Ngọc đã đứng bên kia chiến tuyến

172
0

Nếu ai đó theo dõi sẽ hay biết: Càng thời gian về sau, khi mà tuổi tác ngày càng cao đi thì nhà văn Nguyên Ngọc càng bộc lộ những sự thay đổi trong suy nghĩ và lập trường. Đi kèm với đó là vị lão nhà văn của những Rừng Xà Nu, Đất nước đứng lên tham gia nhiều hơn những hoạt động của đám xã hội dân sự, hoà chung hơn với đám dân chủ đủ các thứ hạng…

Xung quanh chuyện này, đã có người nói rằng, nhà văn đáng kính của chúng ta đã bị đám đồng đảng, những kẻ vẫn sát cánh bên ông lôi kéo và làm cho ông chuyển màu. Và cho tới bài trả lời phóng vấn mới đây với Đài RFI về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 hôm 10/11/2019 ông đã không ngần ngại tấn công trực diện vào Đảng cộng sản và sẵn sàng xét lại những gì thuộc về chính đảng lãnh đạo duy nhất này tại Việt Nam.

Nhà văn Nguyên Ngọc đã đứng bên kia chiến tuyến

Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguồn: FB)

Theo đó, đề cập tới chuyện đổi mới được Đảng cộng sản VN khởi xướng, lãnh đạo năm 1986, trước 3 năm sự kiện bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 hôm 10/11/2019, ông đã cho rằng, đó là vấn đề tất yếu, tự thân từ người dân hơn là động thái, nỗ lực của Đảng cộng sản: “Lâu nay tôi vẫn thường nói thế này. Cái 1986, cái (mốc) mà Việt Nam gọi là ”Đổi mới”, tức là cái đảng Cộng Sản Việt Nam cởi trói cho xã hội, theo tôi không phải như vậy. Thực ra, nó đã bí bức đến cái mức mà người ta tự phá trói người ta đi ra. Với các tác động của sự sụp đổ của Liên Xô, của việc Bức tường Berlin sụp đổ, người ta càng cảm thấy không thể sống trong một cơ chế như thế nữa. Vào cái năm đó, tôi bảo là không có sự cởi trói đâu ! Không có chuyện cởi trói cho Dân đâu ! Mà là Dân tự phá trói, người ta đi ra. Trước hết là trong đời sống, trong nông nghiệp, rồi đến trong xã hội, trong văn học nghệ thuật, đời sống tinh thần cũng thế… Nhưng ở Việt Nam lại có một chỗ khác, như điều mà tôi nói vừa nãy : cái ”cộng sản” nó lẫn lộn vào trong chủ nghĩa yêu nước. Còn một điều này nữa : Trong thực tế, những người cộng sản đầu tiên người ta cũng xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, người ta đi mượn một hệ thống lý thuyết để mong giải phóng dân tộc”.

Rồi từ tâm thế của một người đang xét lại lịch sử, quá khứ và phủ nhận vai trò của Đảng cộng sản, thay vì tìm kiếm những giải pháp có tính nội lực, phát huy những sức mạnh tiềm tàng từ dân tộc, thì nhà văn lại hướng tới phương tây như thể đó là cứu cánh nhân sinh cho VN ở thời buổi hiện nay: “Con đường phát triển duy nhất là phải hướng về phương Tây. Phải trở nên văn minh. Sở dĩ Việt Nam mà bị nô lệ là vì Việt Nam quá ư lạc hậu so với đối thủ của mình. Muốn thoát ra khỏi tình trạng thê thảm đó, thì phải hướng về nền văn minh của phương Tây.”

Với chỉ riêng hai điều được gợi nhắc trong câu chuyện chúng ta sẽ thấy rất rõ thực tế, ông gần như đạp đổ mọi thứ. Ông là người đã từng nêu cao ý thức dân tộc trong tác phẩm Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của mình; ông cũng khẳng định tính đảng trong những tác phẩm của mình, kể cả thời điểm đất nước đổi mới… nhưng cũng chính ông với cái nhìn lệch lạc, đã đạp đổ tất thảy không tiếc thương.

Đây cũng là dấu mốc gợi nhắc, khẳng định rằng, ông đã đứng ở phía bên kia chiến tuyến với những người đồng chí, đồng đội xưa cũ của mình. Là dấu chấm hết cho những nỗ lực để ông quay lại với con người xưa cũ trước đây… và để lại những sự tiếc nuối ở những con người đã từng đặt niềm tin vào ông…

Và tin chắc sau chuyện này, nếu có ai đó nghe ông nói những điều tương tự thì cũng đừng vì thế mà bất ngờ. Bởi một khi ông đã rũ bỏ quá khứ đến thế thì không có gì là không thể nữa!

TRÙNG DƯƠNG

Nguồn: Kênh Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây