Sở dĩ đúng lúc là bởi vì. Thứ nhất, như đã biết, 2019 là một năm “sóng gió” đối với vấn đề chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Khi Trung Quốc lần đầu chính thức đưa ra yêu sách ‘đường lưỡi bò’ phi pháp”, liên tục có những hành vi leo thang nguy hiểm, thậm chí có thời điểm vào sâu trong thềm lục địa của nước ta, bất chấp việc Chính phủ nước ta nhiều lần lên tiếng phản đối, thậm chí còn gửi công hàm phản đối. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều động thái của các nước, kèm với đó là nhiều phân tích, bình luận “đoán già đoán non” về quan điểm, chính sách quốc phòng của Việt Nam sắp tới. Vậy nên, việc công bố này, như TS Hoàng Việt (chuyên gia nghiên cứu Biển Đông) phân tích là muốn truyền tải với toàn dân và cộng đồng thế giới biết về chính sách quốc phòng như thế nào về chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, trong đó có 2 cường quốc quan trọng là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam đã và đang thực hiện như thế nào được Thứ trưởng BQP, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chuyển tải cực kỳ rõ ràng tại buổi công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam, gói gọn trong 2 cụm từ. Đó là “HÒA BÌNH” qua khẳng định: “Chúng ta mong muốn hòa bình, chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Và chúng ta xây dựng quốc phòng cũng vì mục đích hòa bình. Nếu đất nước có chiến tranh, chúng ta buộc lòng phải cầm súng thì cũng là vì hòa bình”. Và “TỰ VỆ” được thể hiện rõ qua tuyên bố: “Chúng ta chỉ sử dụng tình huống tự vệ khi đất nước bị xâm phạm. Trước hết là chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc…“.
Bằng việc công bố trước “bàn dân thiên hạ” như thế này, GS Thayer đánh giá: “Việt Nam muốn công khai minh bạch về quốc phòng bằng chủ trương “4 không”. Nhận định của GS Thayer cũng đã phát lộ mục đích thứ 2 Việt Nam công khai Sách trắng vào lúc này. Đó là: “thúc đẩy sự thấu hiểu và xây dựng lòng tin với các nước láng giềng“. Sự lựa chọn này càng trở nên quan trọng và ý nghĩa hơn khi mà sang 2020 Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của cơ chế hợp tác quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) cũng như cơ chế hợp tác quốc phòng Đông Nam Á mở rộng (ADMM+) và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Với việc công khai, minh bạch chính sách quốc phòng của mình với khu vực và thế giới, sẽ tiếp tục xây dựng tín nhiệm của các nước đối với Việt Nam; cũng như khẳng định rõ chính sách đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ, vì hòa bình, ổn định và phát triển, khẳng định vai trò là thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc chúng ta công khai chi tiêu ngân sách quốc phòng có sự giảm nhẹ trong mấy năm gần đây dẫu không phải là lần đầu tiên công bố dạng này nhưng một lần nữa cho cộng đồng quốc tế minh định rõ hơn chủ đích của chúng ta không dồn lực đầu tư quốc phòng để chạy đua vũ trang, mà đầu tư vừa và đủ để như Tướng Vịnh khẳng định: “bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược”.
Quan điểm “4 không” trong Sách trắng Quốc phòng thực tế như nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu về Biển Đông nhận định, không cứng nhắc mà mang tính uyển chuyển, “tùy cơ ứng biến” trong tương lai, nếu thực tế bị Trung Quốc ỷ mạnh hiếp yếu tấn công. Khi đó, Việt Nam ở thế tự động không thể tự mình đương đầu sẽ kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới, đứng đầu là cường quốc Hoa Kỳ. Chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam có thể chuyển đổi thích dụng. Do đó, việc công bố “Sách trắng Quốc phòng” trong hiện tại cũng đã thể hiện “Đối sách hai mặt” của Việt Nam để đương đầu với “Đối sách lá mặt lá trái” của Trung Quốc, như sự chuẩn bị “những điều kiện cần và đủ” cho tương lai phải thay đổi chính sách này một cách phù hợp, hiệu quả khi tình thế bắt buộc. Cung cách hành xử uyển chuyển, tùy cơ ứng biến này của Việt Nam được nhiều người đánh giá là khôn ngoan, có hiệu quả như tác dụng “nhu thắng cương, nhược thắng cường” của các thế đánh của phái võ “Nhu đạo” (Judo).
Nguồn: Cánh cò