Blog Loa Phường trong bài viết Nguyên Ngọc – lòng vòng và sính Tây đã phải thốt lên rằng: “Trong cuộc phỏng vấn này, ông Nguyên Ngọc đã cho thấy một lối tư duy không rõ ràng, lòng vòng của chính ông. Ông cũng mặc nhiên xem Đảng Cộng sản Việt Nam là một thứ quái thai nguy hại, việc xoá bỏ nó là tất nhiên.
Đây là một quan điểm cực kỳ nguy hiểm của nhà văn đi đầu trong lĩnh vực đấu tranh dân chủ này. Xuyên suốt cuộc phỏng vấn, ông Nguyên Ngọc không hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những quan điểm của ông về việc chủ nghĩa cộng sản “ăn sâu” vào chủ nghĩa yêu nước, cũng như việc người dân Việt Nam đang “mắc nợ” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) chủ nghĩa cộng sản.
Tất cả những gì ông Nguyên Ngọc nói là nhắc đi nhắc lại về sự nguy hại của chủ nghĩa cộng sản. Xét về mặt truyền thông, hành động của ông Nguyên Ngọc đem lại hiệu quả truyền thông khá cao, khi ông cứ nhắc đi nhắc lại một mệnh đề và dần dần, người đọc sẽ bị quan điểm của ông ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những người có óc phân tích và tỉnh táo, thì những lời của ông Nguyên Ngọc chỉ là những lời nói vô căn cứ, thiếu lập luận, lộn xộn, lòng vòng. Ông Nguyên Ngọc trả lời phỏng vấn không có được cái logic về mặt kết cấu như khi ông viết văn”.
Gánh nặng tuổi tác cùng với việc thay đổi tư tưởng dã khiến vị nhà văn cần kề 90 tuổi này biến chất lúc nào không hay; nó cũng khiến ông xa hơn những lí tưởng ông đã đeo đẳng suốt những năm trong Quân ngũ và cầm bút phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của mình.
Không quá khó để chỉ ra điều này trong bài trả lời phỏng vấn của ông.
Nhà văn Nguyên Ngọc trả lời phỏng vấn trên RFI (Nguồn: FB).
Khi được phóng viên nhà đài này hỏi: “Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền Việt Nam cũng tiến hành ”Đổi mới” song song với quá trình Perestroika ở Liên Xô. Việc Bức tường Berlin sụp đổ, rồi sau đó tác động dây chuyền đến việc Liên Xô tan rã, có tác động cụ thể gì đến tiến trình thay đổi tại Việt Nam?”. Ông đã trả lời như sau:
“Lâu nay tôi vẫn thường nói thế này. Cái 1986, cái (mốc) mà Việt Nam gọi là ”Đổi mới”, tức là cái đảng Cộng Sản Việt Nam cởi trói cho xã hội, theo tôi không phải như vậy. Thực ra, nó đã bí bức đến cái mức mà người ta tự phá trói người ta đi ra. Với các tác động của sự sụp đổ của Liên Xô, của việc Bức tường Berlin sụp đổ, người ta càng cảm thấy không thể sống trong một cơ chế như thế nữa. Vào cái năm đó, tôi bảo là không có sự cởi trói đâu ! Không có chuyện cởi trói cho Dân đâu ! Mà là Dân tự phá trói, người ta đi ra. Trước hết là trong đời sống, trong nông nghiệp, rồi đến trong xã hội, trong văn học nghệ thuật, đời sống tinh thần cũng thế… Nhưng ở Việt Nam lại có một chỗ khác, như điều mà tôi nói vừa nãy : cái ”cộng sản” nó lẫn lộn vào trong chủ nghĩa yêu nước. Còn một điều này nữa : Trong thực tế, những người cộng sản đầu tiên người ta cũng xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, người ta đi mượn một hệ thống lý thuyết để mong giải phóng dân tộc”.
Và như thế, trong đó không hề có bất cứ dấu vết, công tích nào của Đảng cộng sản, nhà nước trong tiến trình đổi mới của dân tộc sau những nguy cơ và những dấu mốc đáng lo ngại, nhất là việc bức tường Berlin sụp đổ.
Nhà văn đáng kính của chúng ta đã nghĩ như thế đã đổ thừa đến như thế trong khi đến phóng viên nhà đài trong câu hỏi của mình, đã nhận thức rằng chính “Chính quyền” chứ không phải ai khác đã lĩnh xướng và tổ chức cho công cuộc đổi mới của đất nước và đã tránh được những thứ nguy cơ đối diện…
Riêng về chuyện này, cũng xin thưa luôn với nhà văn, đó không phải là chuyện nói chơi hoặc nói tuỳ thích mà được. Để chứng minh cho vai trò của Đảng cộng sản trong chuyện này có đến một tá những lí do có thể được nói ra, trong đó phải kể đến việc có luôn, có hẳn cả một Cương lĩnh đổi mới với tư cách là Kim chỉ nam, là đường hướng và cách thức để Đảng cộng sản, nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo công cuộc đổi mới… Đó là chưa nói những khởi phát từ đổi mới xuất phát, bắt nguồn từ những cá nhân trong Đảng, thông qua quá trình thí điểm, rút kinh nghiệm từ chính trong nội bộ đảng. Câu chuyện xảy đến với ông Kim Ngọc, nguyên bí thư Vĩnh Phú là ví dụ còn sống trường tồn với thời gian và là bằng chứng sống cho điều vừa được nói đến…
Cái điều mà nhà văn nói ra không khác gì giọng lưỡi của những kẻ vô ơn, những kẻ đã, đang sẵn sàng bán đứng dân tộc mình trước những món tiền của đám quan thầy bên ngoài. Và đó là đáng hổ thẹn trong chính suy nghĩ của ông!
Tính “Sính tây”, thích các giá trị Tây nhưng chính ông như có lần đã thừa nhận, chưa được thụ hưởng nó ngày nào, chỉ mới nghe qua báo đài và người khác kể lại cũng là điểm trừ, điểm hạn chế tiếp theo của nhà văn trong quá trình trả lời phỏng vấn lần này.
Trả lời khi được hỏi, giải pháp nào cho VN hiện nay thì nhà văn đã cho biết: “Con đường phát triển duy nhất là phải hướng về phương Tây. Phải trở nên văn minh. Sở dĩ Việt Nam mà bị nô lệ là vì Việt Nam quá ư lạc hậu so với đối thủ của mình. Muốn thoát ra khỏi tình trạng thê thảm đó, thì phải hướng về nền văn minh của phương Tây.”
Đó không hiểu có phải là căn bệnh trầm kha của không ít người như nhà văn của chúng ta không, nhưng nếu mổ xẻ thêm e là sẽ xảy đến những điều không hay!
Và chủ thể đáng trách khác trong câu chuyện được nói đến không ai ngoài nhà đài RFI, họ đã cố tình phỏng vấn ông (nhà văn Nguyên Ngọc) vì họ nhìn thấy ở những sự đổi thay của ông khi tuổi tác đang tăng dần; mục đích của họ không ngoài tìm những tiếng nói trái chiều. Hiểu như thế đủ để thấy, không nên và không cần quá bất ngờ khi nghe nhà văn đáng kính một thời của chúng ta nói về những điều như trên…
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới