Sau khi được truyền cảm hứng bởi biến cố “Mùa Xuân Arab” năm 2011, giới chống đối đã phát động nhiều đợt biểu tình, bạo động lớn, với mục đích làm cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Lựa theo đặc điểm tâm lý của người Việt Nam; đa số các đợt biểu tình này mượn danh nghĩa “chống Trung Quốc”, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam trước Trung Quốc. Ngay từ mùa hè năm 2011, người biểu tình đã chọn mẫu áo phông No-U (Nói Không với đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông), do ông Nguyễn Quang A thiết kế, làm biểu tượng chính cho các hoạt động của mình. Tháng 08/2011, người biểu tình cũng tập hợp thành nhóm No-U; nhưng No-U sớm chuyển thành một nhóm chuyên kích động biểu tình và tuyên truyền chống chế độ, thay vì tập trung vào mục đích ban đầu là “chống Trung Quốc”.
Năm 2019, vấn đề “chống Trung Quốc” nóng trở lại với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cách mạng đường phố ở Hong Kong (bắt đầu từ tháng 6), và việc Trung Quốc cho tàu khảo sát xâm phạm vùng biển của Việt Nam (bắt đầu từ tháng 7). Nhân đó, trong thời gian qua, giới chống đối đã đẩy mạnh quảng bá biểu tượng No-U với 2 hoạt động nổi bật – là việc Ngô Thứ in, phát miễn phí áo No-U, và việc CLB Lê Hiếu Đằng viết thư ngỏ về mẫu áo.
Trong hoạt động thứ nhất, cựu giáo viên Ngô Thứ đã quyên tiền qua Facebook, để in và phát miễn phí một lượng lớn áo No-U mẫu mới, có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” cỡ lớn bằng tiếng Anh. Trong số những người công khai ủng hộ tiền, có cả một số gương mặt chống Cộng cực đoan, cờ vàng ở hải ngoại.
Qua tìm hiểu, được biết bà Ngô Thứ đã in và phát miễn phí áo No-U từ năm 2018, khi đợt biểu tình, bạo động để phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế vừa nổ ra. Sang năm 2019, bà phát nhiều áo hơn, và chỉ phát áo màu đen, thay vì cả màu trắng như năm 2018. Việc chọn màu đen có thể liên quan đến một góc nhìn của giới chống đối, theo đó cả họ lẫn người biểu tình mặc đồ đen ở Hong Kong đều đứng ở “tuyến đầu” trong cuộc chiến chống Cộng, chống Trung Quốc của “thế giới tự do”. Chẳng hạn, trong những người đăng ký nhận áo, Huy Lai viết rằng “Hongkong có Dù Vàng, Việt Nam có Áo No U”, Hieu Mai kêu gọi “toàn dân mặc áo này tràn hết ra đường”, và cả 2 comment này đều được Ngô Thứ ủng hộ:
Ngày 15/10/2019, công an Biên Hòa thu giữ một số áo No-U trữ trong nhà Khai Nguyen, với lý do việc in áo “có sự hậu thuẫn của Việt Tân”. Lý do này phần nào có căn cứ, vì vào năm 2018, nhiều đảng viên Việt Tân ở hải ngoại đã công khai quyên tiền để tài trợ cho việc in áo No-U, nhằm phục vụ các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế ở trong nước:
Đáp lại, Ngô Thứ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam là “Hán nô cướp áo No-U”. Sau đó việc in và phát áo tiếp tục diễn ra, vụ thu áo tạm lắng xuống.
Từ nửa sau tháng 10/2019, việc hệ thống kiểm duyệt Việt Nam để lọt nhiều sản phẩm chứa hình ảnh đường chữ U của Trung Quốc, bắt đầu bằng phim “Abominable”, đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam. Đầu tháng 11, nhân việc diễn viên Thành Long dự định thăm Việt Nam, dư luận tiếp tục phát động một chiến dịch tẩy chay các nhân vật giải trí từng ủng hộ đường chữ U của Trung Quốc. Tận dụng các sóng truyền thông vừa kể, ngày 14/11/2019, CLB Lê Hiếu Đằng soạn “Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước”, trong đó họ kêu gọi thanh niên cả nước mặc áo No-U, kêu gọi Nhà nước khuyến khích mặc áo No-U, phản đối công an thu giữ áo No-U. Ngày 15/11, ông Lê Thân (chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng) nói với RFA rằng “nếu chính quyền đàn áp người dân mặc áo No-U thì (chính quyền) không còn là chính nghĩa”, không “còn gì để sống trên đất nước này được”.
Các nhóm trí thức hưu trí (như CLB Lê Hiếu Đằng) và các nhóm biểu tình mặc áo No-U (như Ngô Thứ) là hai thành phần thường cùng phát động những đợt biểu tình “chống Trung Quốc” ở Việt Nam. Vì vậy, thư ngỏ của CLB Lê Hiếu Đằng có thể là dấu hiệu cho thấy trong thời gian tới, hai lực lượng này sẽ phối hợp với nhau để phục hồi phong trào biểu tình, nhân việc xung đột ở cả Hong Kong lẫn Biển Đông sẽ còn kéo dài, vấn đề Đặc khu Kinh tế đang được đặt lại, và Đại hội Đảng XIII đang trong giai đoạn chuẩn bị.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy có một cách rất đơn giản để xử lý áo No-U. Các hội cờ đỏ ở miền Trung nên thiết kế một mẫu áo mới để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trên đó in cờ đỏ sao vàng, rồi quảng bá nó. Sau đó, hội cờ đỏ tặng CLB Lê Hiếu Đằng một mẫu áo mới xem họ có mặc không. Nếu mặc, họ sẽ bị tẩy chay bởi các nhà dân chửi cờ vàng. Nếu không mặc, rõ là họ không có tinh thần bảo vệ biển đảo.
Nguồn: Loa phường