Từ những cái đầu nóng dẫn đến sự hối tiếc về những sai lầm
Ngày 11-11, một cảnh sát bắn đạn thật vào một người biểu tình Hong Kong, “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc xung đột dai dẳng giữa hai bên trong 5 tháng qua, cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị ở xứ cảng thơm vẫn chưa tìm thấy lối thoát. Kinh tế Hong Kong, được mệnh danh là một trung tâm tài chính của châu Á, chính vì biểu tình mà tăng trưởng 0,6% trong giai đoạn tháng 4 đến 6-2019. Theo giới quan sát, người biểu tình đang cố tình làm tê liệt nền kinh tế để gây áp lực lên chính quyền.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam nói rằng phong trào biểu tình đang đe dọa kinh tế Hong Kong còn nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng tài chính và dịch SARS. Bà Lam cũng cho biết chính quyền Hong Kong đang cân nhắc triển khai các biện pháp mạnh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. GDP năm ngoái của Hong Kong là 2,8 nghìn tỷ đôla Hong Kong (357 tỷ USD), tương đương GDP một ngày là hơn 7,7 tỷ đôla Hong Kong (981 triệu USD). Sân bay bị gián đoạn, thiệt hại kinh tế có thể lên tới 8% GDP của một ngày, tương đương hơn 620 triệu đôla Hong Kong (79 triệu USD).
Ở mức độ lớn hơn, Jim Cramer của hãng tin CNBC đánh giá, phong trào biểu tình ở Hong Kong có thể khiến đẩy thế giới vào suy thoái kinh tế, nghiêm trọng hơn chiến tranh thương mại Mỹ -Trung. Syria 8 năm trước cũng giống như Việt Nam, cũng được biết đến là một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Nhưng đến bây giờ, Syria chỉ còn lại cảnh chết chóc, tan hoang và đói khổ, có lẽ những người biểu tình những năm 2011 sẽ không còn bao giờ ôm mộng về một “mùa xuân Ả Rập” và hối hận vô cùng.
Tháng 3/2011, đã đi vào lịch sử Syria với hàng loạt biến động chính trị ở trong nước, từ các cuộc biểu tình lớn nhất mấy thập niên ở giai đoạn này mà đã châm ngòi cho một cuộc biến động chính trị – an ninh – an toàn xã hội trong suốt nhiều năm qua. Như những người dân ở nhiều nước khác trong khu vực như: Tunisia, Ai Cập, Libya, người dân Syria cũng đã xuống đường biểu tình để mong thực hiện giấc mộng về một mùa xuân mới. Nhu cầu về cuộc sống tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn và phát triển vượt trội của người dân là chính đáng.
Để ngày hôm nay, Syria đã trở thành bãi chiến trường ác liệt ở khu vực Trung Đông. Cuộc nội chiến ở Syria đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng tệ hại (kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2), với hàng triệu người phải tràn sang các quốc gia xung quanh và thậm chí là đi sâu vào Châu Âu để nương nhờ thoát khỏi cuộc chiến, thoát khỏi các phần tử khủng bố.
Chỉ trong năm 2016, mà đã có tới 400.000 người dân nước này thiệt mạng, trong đó có hơn 650 trẻ em chỉ vì một cuộc nội chiến. Đó là chưa kể hàng triệu người phải rời bỏ quê hương đi sơ tán, mất nhà cửa và lao vào cảnh đói nghèo. Ước tính thiệt hại lên hơn 200 tỷ USD. Và nếu đất nước này muốn hòa bình ổn định như ban đầu, thì phải mất 20 năm sau với mức tăng trưởng 3%/năm, thì mới có thể trở lại năm 2010. Hiện nay, những người tị nạn Syria này có thể hồi hương vẫn mờ mịt. Nhiều người trong số họ hối tiếc vì từng tham gia biểu tình chống chính phủ. Họ dường như thấy tiếc nuối và ăn năn khi đã tham gia vào làn sóng biểu tình năm đó bởi hoa thơm, quả ngọt của mùa xuân chưa thấy mà chỉ là những cảnh chết chóc, hoang tàn và sự tha hương. Con đường hồi hương của họ vẫn mịt mờ bởi cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn.
Đừng biến mình thành những người yêu nước mù quáng
Còn nhớ năm 2015 ở Bình Dương, một bộ phận người Việt đã gây nên một viễn cảnh không thể tưởng tượng nổi. Người Việt đã đánh mất chính miếng cơm của mình, tự đạp đổ cơ ngơi của doanh nghiệp mang lại việc làm cho họ và đánh mất đi giá trị niềm tin của cả quốc gia trong con mắt bạn bè quốc tế. Những con người này, cho thấy họ như “con thú hoang sổ lồng” ghê tởm nhất, trong khi họ luôn chê trách chính phủ, quan chức nhà nước tham nhũng, gây thất thoát tài sản… Nhưng chính họ lại tham gia vụ bạo động hôm đó, chỉ trong 1 ngày mà họ đã phá hủy tới gần 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngân sách quốc gia, cụ thể là quỹ bảo hiểm quốc gia đã làm bị hụt hơn 1.000 tỷ đồng vì tính thú của chính đồng bào mình.
Cách đây hơn 1 năm, có những kẻ đi biểu tình, phản đối dự thảo về Luật Đặc khu, nhưng mang theo cờ, khẩu hiệu về một nơi “tươi sáng” khác đó chính là Hoa Kỳ. Những kẻ hô vang khẩu hiệu “thân với Mỹ” trong buổi biểu tình đó, mà nào đâu có biết được “nước xa không cứu được lửa gần”. Có lẽ, nếu nguy cơ một cuộc chiến nổ ra, những kẻ này có lẽ chỉ mong được “bám gót” mong muốn thoát khỏi cuộc chiến, chứ đâu có tinh thần yêu nước.
Một đứa trẻ vừa được sinh ra, người ta mặc chuyện thế sự đúng sai, bắt chúng phải thực hiện theo ý họ, có vẻ người lớn đang cố “tẩy não” của những đứa trẻ thì đúng hơn. Đây mới chỉ là một cuộc biểu tình, còn nếu đất nước xảy ra nội chiến, thì cũng sẽ không có gì nếu tưởng tượng sự ghê tởm của những con quỷ này sẽ làm gì với những đứa trẻ. Có lẽ, chúng sẽ tẩy não những đứa trẻ Việt để đẩy chúng vào một cuộc chiến, chẳng khác gì những chiến binh khát máu tuổi thiếu nhi mà IS vẫn đang làm.Người ta có thể làm mọi cách để có thể bày tỏ lòng yêu nước nhưng đừng thể hiện theo một số cách thái quá, ngu dốt. Nhất là khi những người lớn tham gia biểu tình, bắt những đứa nhỏ đứng vào trong đám đông mặc cho chúng có khóc vì sợ hãi và bắt chúng phải cầm biểu ngữ để người lớn thỏa thích chụp ảnh.
Sau khi xảy ra các cuộc biểu tình, bạo loạn tại một số địa phương, đã có rất nhiều ý kiến trong nước và nước ngoài liên hệ đến “cách mạng mầu”. Và đó là nhận xét không phải không có cơ sở. Bởi thực tế cho thấy, người tham gia không còn đơn thuần chỉ là để bày tỏ chính kiến hoặc bức xúc. Thực chất là lòng yêu nước của nhiều người dân Việt Nam đã bị lợi dụng một cách có tổ chức nhằm tiến công vào chính quyền, gây rối loạn sinh hoạt xã hội…
Bằng hành động “tự cầm dao đâm vào tim mình”, những người tham gia biểu tình bất hợp pháp, gây bạo loạn vừa qua đã cố tình hoặc vô tình tự tước bỏ lợi ích của chính mình và tước đoạt lợi ích của người khác. Hành động phá hoại, bất chấp luật pháp của không ít người vừa qua phần nào có thể khẳng định là vô lương tâm, gây hại quá lớn cho đất nước, cho nhân dân.
Đối với đất nước chúng ta, một trong những yêu cầu tiên quyết để phát triển là xã hội ổn định trên mọi lĩnh vực. Những năm qua, Quốc hội cùng Chính phủ đã rất nỗ lực cùng toàn dân xây dựng sự ổn định đó. Một mặt là tạo điều kiện giúp nhân dân yên tâm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, được thỏa mãn nhu cầu vật chất – tinh thần đang ngày càng tăng cao; mặt khác là tạo niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hợp tác lâu dài, du khách trên thế giới coi Việt Nam là điểm đến lý tưởng… Khi kẻ xấu cố tình sử dụng mọi mưu ma chước quỷ để phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, làm đất nước suy yếu và thừa cơ lật đổ chế độ, xóa bỏ thành tựu chúng ta đã đạt được thì “yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh” phải là điều tâm huyết, chi phối nhận thức, hành động của mọi công dân.
Mặt khác, cần nhận thức rõ rằng “nước có quốc pháp”, mọi hành vi vượt quá giới hạn sẽ bị xử lý theo pháp luật. Yêu nước, trước hết hãy là một công dân có trách nhiệm. Khi có nguyện vọng góp ý, phản biện các quyết sách quan trọng của đất nước, mỗi người cần phải xuất phát từ tư cách công dân chân chính và trong khuôn khổ pháp luật.
Phạm Minh Hà
Nguồn: Cánh cò