Câu chuyện về vụ việc thương tâm liên quan đến 39 nạn nhân xấu số tại Anh tiếp tục vấn là chủ đề quan tâm của dư luận xã hội. Nhất là trong những ngày qua, người ta nói nhiều về thủ tục chuyển thi hài, di hài, tro cốt của 39 nạn nhân từ Anh về Việt Nam. Điều tốt cũng nhiều mà những lời đồn đoán thiếu sự chính xác cũng chẳng ít. Thậm chí, còn tạo điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tâm lý bức xúc đến thân nhân những người gặp nạn hoặc dắt mũi những kẻ thiếu hiểu biết để cùng ca điệp khúc “CHỬI” Nhà nước, chửi chính quyền, bài xích chế độ…
Trong khi đó, tại Anh quốc, giá vận chuyển tro cốt người quá cố sẽ dao động từ khoảng 265-295 bảng (nếu đi tới châu Âu) và 650 bảng (nếu tới Australia và New Zealand), trong khi chi phí vận chuyển sang các nước như Mỹ, Canada hay Nam Phi là 850 bảng. Chi phí hồi hương tro cốt vào Vương quốc Anh tốn kém hơn là vận chuyển đi các quốc gia khác, nhưng vẫn rẻ rất nhiều so với chi phí hồi hương bằng quan tài.
Theo đó, việc đưa thi hài những nạn nhân về nước là việc hết sức phức tạp, cần trải qua nhiều bước, nhiều giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng phản động đã bẻ cong ngòi bút, vẽ nên câu chuyện cho rằng chính phủ Việt Nam đang “chậm trễ”, “hành xử lạnh lùng” thậm chí là nhân việc này để lấy “tiền” của dân.
Thực tế, nếu muốn đưa di hài, thi hài về Việt Nam an táng cần có Hồ sơ xin chuyển thi hài, di hài, tro cốt (Thông tư 01/2011/TT-BNG của Bộ ngoại giao quy định về thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt….) gồm:
– 01 Đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước (mẫu 01/NG- LS) do Bộ Ngoại giao ban hành dự trên quy định của Luật pháp quốc tế, cái này nước nào cũng sẽ có những quy định tương tự;
– 01 bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);
– 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
– 01 bản chụp giấy chứng tử;
– 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);
– 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương (mẫu 02/NG-LS) có xác nhận đồng ý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang.
Chúng ta hiện phải chờ tòa án của Anh tuyên bố việc tử vong, cấp giấy báo tử thì mới có thể đưa các nạn nhân xuất cảnh, về nước được. Đến thời điểm này, Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Trước những hoàn cảnh bi thảm như vậy, chúng tôi đã tiến hành một số dàn xếp để hỗ trợ gia đình các nạn nhân có nguyện vọng muốn đến Anh. Những hỗ trợ này bao gồm miễn lệ phí visa và các hỗ trợ tại chỗ khác ở Việt Nam”. Tức Bộ Nội vụ Anh sẽ miễn hoàn toàn lệ phí khi xin thị thực (visa) nếu muốn sang nước này của thân nhân 39 nạn nhân kia. Chứ chưa có bất kỳ thông tin nào từ phía Chính phủ Anh là sẽ chi trả toàn bộ tiền “đưa di hài (tro cốt)” các nạn nhân về nước; đồng thời các thân nhân sẽ được hỗ trợ trong quá trình xin thị thực (visa) tại Việt Nam.
Cho đến nay trên trang Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cũng như trang thông tin của Bộ Ngoại giao 02 nước không hề có bất kỳ thông tin về việc thân nhân 39 nạn nhân được đài thọ đưa di hài các nạn nhân về nước, cho nên đây vẫn chỉ là tin đồn… mà đã là tin đồn thì chưa chính xác thì tức là thông tin không đúng.
Do vậy, hậu câu chuyện thương tâm này, nếu như không có sự hiểu biết thì đừng nên tung tin đồn thất thiệt kẻo tạo khẩu nghiệp. Dân gian có câu “biết thì thưa thớt, không biết thì tựa cột mà nghe”, chỉ vì những lời đàm tíu của số đối tượng xấu mà đặt điều nghi vấn, nhất là cần rạch ròi giữa NHÂN ĐẠO và TRÁCH NHIỆM của Nhà nước. Người mất thì cũng đã yên nghỉ, họ đáng thương, nhưng cũng đáng trách. Vì thế, Nhà nước Việt Nam nhân đạo trong việc hỗ trợ, giúp đỡ đưa “di hài (tro cốt)” 39 nạn nhân về nước chứ không có trách nhiệm “chi tiền” đưa 39 di hài (tro cốt) này về nước. Việc này ngay cả phía Anh họ cũng không có trách nhiệm để thực hiện… Nói ngắn gọn thì Giấy ủy quyền (đơn đề nghị) kia là điều cần thiết, có sự chấp thuận của gia đình thì Chính quyền mới có thể làm các thủ tục pháp luật, ngoại giao.
Đơn đề nghị đã bị nhân thân của nạn nhân vò nát
Chính vì vậy, chứng kiến việc nhiều thân nhân gia đình lên Ủy ban, cơ quan Công an “rút” lại Giấy ủy quyền (đơn đề nghị) rồi “xé, vò nhàu nát” chỉ vì không được “đài thọ chi phí” sang Anh đưa di hài về mới thấy những người thân nhân này họ “keo kiệt” từng đồng với chính những người thân mà họ xô đẩy, buộc phải đi chui, đi lậu rồi mất mạng xứ người… chưa kể nhiều người “Dân Việt” cứ đòi phải mang di hài về nước, nhưng quên béng là người chết rồi thì di hài cho dù có ướp đá vẫn cứ hoại tử dần, đến khi đưa ra khỏi nhà xác thì sẽ nhanh chóng phân hủy… 39 di hài kia, có di hài sẽ mang được xác về, có di hài buộc phải hỏa thiêu mang tro về, cái đó phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của từ di hài và thời tiết, cũng như quá trình bảo quản di hài của bên Anh…
Nếu nói rằng dân trí thấp thì họ lại tự ái. Nhưng nếu cứ theo lối ứng xử một cách hạn hẹp, thô bạo như hành động nêu trên thì trong câu chuyện này, có lẽ tốt nhất hãy cứ để các gia đình “tự thân vận động” làm hết mọi thứ đưa di hài (tro cốt) thân nhân họ về, nếu không được thì phó mặc cho Anh quốc xử lý di hài ấy, vậy họ mới “sáng mắt ra”… Nhà nước ta cũng đang cố gắng từng bước để giúp cho gia đình các nạn nhân có thể đưa con em họ về nước, đây mới là điều mà họ cần nhất lúc này, chứ không phải phải là lên mạng nghe tin bậy rồi lên cơ quan chính quyền “yêu sách tiền bạc” này nọ.
Nguồn: Bản tin dân chủ