“Lợi bất cập hại” là lo ngại của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa.
Vị đại biểu từ đoàn TP Hồ Chí Minh nói những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân học tập.
Đại biểu Phạm Như Hiệp từ đoàn Huế cho rằng trong dự thảo cần quy định cụ thể nhóm chức danh lãnh đạo Đảng và nhà nước nào cần bí mật, nhóm nào cần công khai minh bạch để “người dân theo dõi, nêu gương, tránh sự xuyên tạc của các đối tượng xấu”, báo Dân Trí tường thuật.
Thừa và ‘vênh’ với luật hiện hành
Một số quy định trong dự luật này được cho là đã được nêu trong các luật đã có, hoặc mâu thuẫn với luật đã có.
Ví dụ, Luật Khám chữa bệnh đã quy định giữ bí mật thông tin người bệnh, nên quy định thông tin sức khỏe cán bộ lãnh đạo là mật của dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước “là không cần thiết”, theo đại biểu Phạm Như Hiệp, được dẫn lời trên VnExpress”.
Ts Nguyễn Xuân Diện cũng phản đối chuyện này trên Fb cá nhân: “TÔI KÊU GỌI 90 TRIỆU ĐỒNG BÀO TẨY CHAY TUYỆT ĐỐI CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ TẤT CẢ CÁC CUỘC BẦU CỬ SẮP TỚI, NẾU ĐIỀU 7 CỦA LUẬT NÀY ĐƯỢC THÔNG QUA”.
Lí do cho điều này được ông Ts này xác nhận và cũng khẳng định: “ĐƠN GIẢN LÀ: KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG BẦU, KHÔNG ĐI BẦU”.
Theo Điều 7 dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội đang bàn, những thông tin như thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước; quốc phòng an ninh, đất đai, địa chất, biển; công nghiệp, thương mại… là thông tin bí mật nhà nước.
Khi quyền tiếp cận thông tin, quyền được biết, được bàn, được giám sát… của người dân ngày càng trở nên phổ thông thì ngay cả những thông tin về thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước cũng bí mật thì thật buồn cười”.(Nhà báo Khiêm Phan Nguyễn).
AI ĐỒNG Ý VỚI TÔI, XIN HÃY LIKE ĐỂ BIỂU QUYẾT.
…………………………………………
Như thế khá nhiều vấn đề đã được đặt ra. Nhưng xin được nói ngay là dù đưa ra nhiều lí do khác nhau để cho rằng quy đình như thế là không nên, là bất hợp lý nhưng lại không mấy ai thử hỏi, đặt ra hay nhắc lại lí do khiến cơ quan chủ quản và Quốc hội đồng ý thông qua, tán thành với dự án luật này và chi tiết được nói ra ở trên.
Việc lãng quên điều này vì thế là có chủ đích và không còn bàn cãi gì nữa!
Rằng không phải ngẫu nhiên những điều này lại được quy định vào danh mục bí mật nhà nước, lí do được nói đến là việc sử dụng những nguồn tin này để đặt điều, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín, hình ảnh của các vị lãnh đạo đảng cộng sản, nhà nước với lí do chống phá. Thực tế đang diễn ra những câu chuyện mà xin thưa đã đến lúc chúng ta phải có những chế tài để bảo vệ những cá nhân bị xúc phạm, bôi nhọ cũng như xử lý số vi phạm.
Đồng ý rằng một số ý kiến phản biện xung quanh dự án luật mới được thông qua này cũng có những điều khiến những nhà làm luật, cơ quan hữu trách nên tiếp thu như ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi cho rằng: “những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân học tập” hay Đại biểu Phạm Như Hiệp (Huế) cho rằng trong dự thảo cần quy định cụ thể nhóm chức danh lãnh đạo Đảng và nhà nước nào cần bí mật, nhóm nào cần công khai minh bạch để “người dân theo dõi, nêu gương, tránh sự xuyên tạc của các đối tượng xấu” và việc ra quy định này cần phải tương thích với các dự án luật trước đó đã được ban hành, đi vào thực hiện.
Nhưng cần biết, dự án luật này mới được thông qua, để đi vào thực hiện sẽ cần phải có nghị định hướng dẫn chi tiết. Việc quy định thông tin về sự nghiệp, sức khoẻ của đối tượng nào được bảo vệ, đưa vào diện danh mục bảo vệ bí mật? thông tin thế nào sẽ được bảo vệ, cái nào không?… sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng nhất. Do đó, công bằng và khách quan mà nói thì những ý kiến được nói ra, phản biện đó hết sức cần thiết nhưng chắc chắn đã được những nhà làm luật nghĩ đến và đó cũng là lí do họ thuyết phục được Quốc hội trong lần thông qua có phần mau lẹ và dễ dàng này!
Riêng với phát biểu của Ts Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện thì xin được vào đề thẳng, đấy thực chất chỉ là trò mèo kiểu trẻ con của ông Ts chuyên gây chuyện này. Ông ta lấy, nhân danh chuyện thông tin về sự nghiệp, sức khoẻ của các vị lãnh đạo đảng, nhà nước là bí mật để kêu gọi tẩy chay bầu cử chỉ là trò vớ vấn, thể hiện ông ta chả hiểu chuyện tí nào.
Trên thực tế, đa số, số đông đại biểu Quốc hội không phải là lãnh đạo Đảng/nhà nước và cấp cao lại càng không phải. Tới đây việc đề xuất tăng đại biểu chuyên trách nếu được Quốc hội thông qua thì điều này sẽ càng rõ ràng hơn. Và như thế cũng đồng nghĩa việc bầu cử nếu có thì cũng sẽ ảnh hưởng rất ít bởi chuyện này.
Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho công dân trong quá trình bầu cử, lựa chọn đại diện của mình thì ban tổ chức sẽ phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin khách quan, trung thật nhất về cá nhân ứng cử, được Giới thiệu làm đại biểu Quốc hội đó… Nếu chưa rõ thì công dân, cử tri có quyền chất vấn, yêu cầu được cung cấp.
Khi đó nếu như nội dung đó thuộc diện mật thì cũng đã được giải toả và được cung cấp. Và như thế mức độ ảnh hưởng của quy định này tới việc bầu cử gần như đã được hạn chế tối đa.
Là người từng ứng cử đại biểu Quốc hội, Ts Diện đương nhiên hiểu điều đó nhưng ông ta vẫn à ơi để đặt chuyện và lấy chuyện đó nhằm thi triển mục tiêu chống đảng cộng sản và nhà nước của mình.
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới