Trang chủ Bản tin Dân chủ Chuyện cái “lưỡi bò”

Chuyện cái “lưỡi bò”

180
0

Thời gian gần đây, câu chuyện về các tài liệu, ấn phẩm có “đường lưỡi bò” xuất hiện với số lượng bất thường. Vào tháng 5/2018, một đoàn du khách Trung Quốc bị phát hiện mặc áo thun in hình “đường lưỡi bò” ngay tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau đó, cơ quan chức năng địa phương đã yêu cầu những người này cởi bỏ và tịch thu số áo trên.

Nếu như nói rằng Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist (gọi tắt là Saigontourist) ngụy biện rằng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia Hội chợ ITE HCMC 2019 sử dụng ấn phẩm có “đường lưỡi bò” dự tính phát cho khách chỉ là sự cố thì có lẽ nhiều người gọi đây là việc làm cẩu thả vi phạm cực kì nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Chuyện cái “lưỡi bò”

Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist dùng ấn phẩm có đường lưỡi bò

Và sự cẩu thả này còn được biết đến khi bộ phim hoạt hình Abominable (tên phát hành tại Việt Nam: Everest: Người tuyết bé nhỏ) có cảnh phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông, nhất là qua phát ngôn của bà Hồng Ngát – thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện – phát biểu: “Đường lưỡi bò chỉ xuất hiện vài giây, mọi người cứ làm quá”. Sự buông lỏng và xem nhẹ vấn đề này là một dấu hỏi lớn với chuyên môn và ý thức dân tộc của những nhà quản lý, bởi lẽ cơ quan quản lý nhà nước phải đặt vấn đề chủ quyền dân tộc lên hàng đầu. Và việc để lọt phim có hình ảnh đường lưỡi bò thể hiện chuyên môn, ý thức kém của các nhà kiểm duyệt. Hội đồng duyệt phim quốc gia không thể biện minh ‘hình ảnh chỉ xuất hiện vài giây’ bởi nó ảnh hưởng đến vấn đề chính trị, chủ quyền dân tộc. Cơ quan chức năng cần có sự cảnh giác mỗi khi tiếp xúc với các tác phẩm nguồn gốc từ nước này. Cho đến hiện tại, bộ phim này đã bị ngừng chiếu là hoàn toàn hợp lý cho dù nhiều người khá thích thú với nội dung của phim nhưng một hạt sạn lớn như vậy là không thể chấp nhận được.

Chuyện cái “lưỡi bò”

Chuyện cái “lưỡi bò”

Còn với phim Abominable, có thể nhận định việc lồng ghép đường lưỡi bò vào phim chịu tác động từ chính sách tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc vì một trong hai nhà sản xuất là hãng Pearl Studio của nước này. Cách đây một năm rưỡi, sự việc tương tự từng xảy ra khi phim Operation Red Sea (tựa Việt: Điệp vụ Biển Đỏ) cũng bị ngưng chiếu tại Việt Nam.

Trong bộ phim do hãng Bona Film Group của Trung Quốc sản xuất, 36 giây cuối phim có hình ảnh thể hiện tàu của Trung Quốc trên Biển Đông, phát loa xua đuổi các tàu khác. Khi đó, các nhà phân tích đánh giá đoạn kết của phim nằm trong âm mưu của Trung Quốc cũng như chiến lược tuyên truyền tổng thể của nước này về tranh chấp Biển Đông.

“Họ tuyên truyền như vậy, để sau này nếu không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, thì sẽ dựa vào cái cớ đó để mà nói rằng thế giới đã chấp nhận điều đó rồi”, ông Hoàng Việt, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Ông Việt nói rằng dù Trung Quốc không thực hiện quyền lịch sử cũng như không có sự công nhận của cộng đồng quốc tế về quyền lịch sử trong “đường lưỡi bò”, họ vẫn luôn tìm mọi cách để biện minh cho yêu sách của mình.

Đáng chú ý, gần đây các driver đã phát hiện các mẫu xe Zotye như T600 hay Z8 đang bán tại thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện đường lưỡi bò trên bản đồ định vị. Trong quá trình tìm hiểu về mẫu Zotye T600 đời 2017 được rao bán trên mạng với giá 500 triệu đồng, đã phát hiện chức năng định vị trên xe sử dụng bản đồ Trung Quốc, ngôn ngữ màn hình cũng là tiếng Hoa và bản đồ định vị trên chiếc xe nói trên xuất hiện “đường lưỡi bò” bao quát Biển Đông.

Chuyện cái “lưỡi bò”

Đường lưỡi bò xuất hiện trong xe TQ tại thị trường Việt Nam

Ngay lập tức, cơ quan có thẩm quyền đã vào cuộc kiểm tra và khi mở phần bản đồ định vị, phóng viên nhận thấy xe không có bản đồ Việt Nam, chỉ có bản đồ Trung Quốc và “đường lưỡi bò” giống chiếc T600 đã tiếp xúc trước đó. Ngoại trừ địa phận Trung Quốc và vùng Biển Đông, các vị trí khác đều không có thông tin trên bản đồ này. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được đổi tên thành quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Các nét đứt đoạn hình lưỡi bò bao quát cả Biển Đông.

Đây là một thủ đoạn quá thâm độc và nguy hiểm của TQ cần phải kịp thời ngăn chặn. Do đó, để đảm bảo không để lọt bất cứ một ấn phẩm thể hiện sự ngang ngược phía TQ, các địa lý đã có thông báo hoặc trực tiếp hướng dẫn khách hàng thay đổi giao diện.

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây