Mục tiêu lâu dài của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác phải là tăng lương, giảm giờ làm, nhưng đó mục tiêu dài hạn, khi đất nước có tiềm lực.
Sửa đổi Bộ Luật Lao động được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì có phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tôi không rõ, thời gian đầu sửa đổi luật các bên có định hướng không, có chọn ra những vấn đề, những nút thắt để tháo gỡ giúp cho nền kinh tế phát triển hài hoà, đáp ứng quyền và lợi ích các bên không, nhưng đến lúc này tôi cảm thấy các bên còn có quan điểm khác nhau xa, thậm chí đối kháng. Phía Tổng liên đoàn cho rằng, bộ luật lần này không bảo vệ người lao động, tách hẳn quyền lợi người lao động, nhưng họ lại không đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu sửa đổi luật lần này cũng chưa rõ ràng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Cuộc cách mạng công nghiệp chuyển động dẫn đến quan hệ việc làm thay đổi ghê gớm, cả thế giới cũng đang đau đầu nhưng chưa được đề cập, . Những điều đó chưa được thể hiện, giải quyết trong luật sửa đổi lần này. Tôi hi vọng rằng, cơ quan soạn thảo là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần mời các các nhà khoa học nghiên cứu thêm về biến động của thị trường lao động, biến động quan hệ việc làm.
Về vấn đề giờ làm thêm và tuổi nghỉ hưu, nếu cơ quan soạn thảo có cách xử lí tốt hơn thì sẽ tránh được chuyện xã hội phân tâm, phản ứng trong thời gian qua.
Sửa đổi Bộ Luật Lao động phải tính đến bối cảnh thu nhập đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, ai ai cũng phải cố gắng làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn. Chỉ khi đất nước phát triển rồi, GDP bình quân đầu người đạt trên 4.000-5.000 đô la hay cao hơn, thì lúc đó chúng ta mới nên tính đến chuyện không phải làm việc 48 giờ/tuần. Tôi biết rất nhiều đại biểu quốc hội ủng hộ phương án này. Chúng ta đặt quyền của người lao động trong bối cảnh chung của đất nước, doanh nghiệp.
Mục tiêu sửa đổi luật lần này cũng chưa rõ ràng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.
Về làm thêm giờ, chính phủ đang cân nhắc rất nhiều. Tất nhiên doanh nghiệp muốn làm thêm giờ nhiều hơn, chẳng hạn 400-500 giờ một năm. Làm thêm giờ cũng có hai luồng ý kiến gây tranh cãi trong lần sửa luật lần trước chứ không chỉ lần này. Cũng vì sức khoẻ của người lao động nên chính phủ cân nhắc mở thêm chỉ 100 giờ thôi. Nhưng các ngành kinh tế như dệt may, da giầy, thuỷ sản, điện tử,… có tính đặc thù, làm theo mùa vụ và đơn đặt hàng nên nếu không mở rộng giờ làm thêm thì các doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài, những lao động người nước ngoài đang rất quan tâm, lo ngại về thời hạn giấy phép lao động 2 năm. xem lại tiêu chuẩn chuyên gia khi họ vào đây làm việc.
Đối với những công việc mà người Việt Nam chưa làm được thì đương nhiên cần chuyên gia nước ngoài vào làm. Nếu luật không tạo điều kiện cho họ, hạn chế chuyên gia nước ngoài lành nghề thì bó buộc cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Tất nhiên, những việc nào người Việt Nam làm được thì phải bảo vệ cho người Việt Nam nhưng những công việc mà người Việt chưa làm được thì cần lực lượng chuyên gia nước ngoài đến để dẫn dắt. Thái Lan, Trung Quốc cũng đã sửa luật (lao động) để thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta lẽ ra cũng phải làm theo hướng này.
Vấn đề tuổi nghỉ hưu. Quá trình già hoá dân số của chúng ta diễn ra nhanh hơn nên vấn đề an sinh xã hội, bảo đẳm tính bền vững của quỹ an sinh xã hội cần được đặt ra rất nghiêm túc. Nhiều cán bộ muốn nâng tuổi để kéo dài nhiệm kì, nếu quy định tối đa hai nhiệm kì thì lại có hạn chế. Ông chủ cũng không muốn thuê người lao động nhiều tuổi, mà người lao động cao tuổi cũng không muốn làm nữa. Vấn đề này phải xử lí thế nào? Có người giải thích, có hàng trăm ngành nghề không tăng tuổi nghỉ hưu không ổn vì, suy cho cùng, việc về hưu không ai bù cho ta cả. Người về hưu đóng từng ấy thì hưởng từng ấy. Nhà nước chỉ hướng dẫn cho chỗ nào đầu tư không an toàn chứ nhà nước không thể bỏ tiền ra trả cho người nghỉ hưu được. Các cơ quan làm chính sách nên suy nghĩ chỗ này.
Khi quy định tăng tuổi nghỉ hưu cũng cần tính toán lại. Ví dụ, người 62 tuổi nghỉ hưu mới được tối đa 75% lương với thời gian làm việc 35 năm. Vậy với người 60 tuổi về hưu tất nhiên sẽ hưởng lương tỉ lệ thấp hơn chứ không thể 75%. Mục tiêu của chúng ta là cân bằng để bảo đảm đóng bảo hiểm. Do vậy, vấn đề là không tăng mức bảo hiểm xã hội thì không được mà tăng bây giờ thì đồng loạt phản đối. Doanh nghiệp muốn không tăng tuổi nghỉ hưu vì người lao động tuổi nhiều hơn thì năng suất lao động thấp hơn, sức khoẻ yếu hơn, an toàn lao động kém hơn.
Xét cho cùng, mọi ảnh hưởng của dự thảo luật đều rơi vào phía doanh nghiệp, doanh nghiệp gánh trách nhiệm nhiều hơn. Cách đặt vấn đề của chúng ta là có để doanh nghiệp tồn tại và phát triển? Chi phí đang dồn vào doanh nghiệp và doanh nghiệp Việt đang ngày càng nhỏ đi.
Mục tiêu lâu dài của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác phải là tăng lương, giảm giờ làm, nhưng đó mục tiêu dài hạn, khi đất nước có tiềm lực. Chúng ta phải đặt việc sửa đổi luật vào bối cảnh doanh nghiệp hiện nay, nền kinh tế hiện nay. Thủ tướng vừa phát động phong trào tăng năng suất lao động vì năng suất thấp như thế, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, kỹ năng của lao động thấp như thế.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp không có cách nào khác ngoài người lao động nhưng dự thảo luật lại áp số giờ làm việc từ 48 xuống còn 44 giờ/ tuần và áp trần giờ làm thêm 400giờ/năm. Tôi cho rằng, không nên căn cứ vào giờ làm ở khu vực công là 40 giờ mà kéo doanh nghiệp xuống số giờ đó. Do đó, vẫn nên quy định 48 giờ/tuần nhưng vẫn khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần, thậm chí ít hơn và tăng giờ làm thêm từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm là hợp lý.
Đọc kỹ dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, nghe ý kiến của nhiều bên, tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ bị phân tâm nhiều hơn, gặp khó khăn, thách thức nhiều hơn thay vì thuận lợi.
Lan Anh ghi
Nguồn: Tuần Việt Nam