Nói về độ tháu cáy và mất nết thì có lẽ Nguyễn Xuân Diện (Ts, viện Hán Nôm Việt Nam) thuộc loại thượng thừa, có một không hai.
Bởi thế nên mới đây nhân chuyện sư Thích Thanh Toàn (Vĩnh Phúc), ông Ts Hán Nôm này đã không quên đăng đàn với Diễm Thi, RFA; mục đích ngoài nói lên quan điểm “mất nết” của mình thì còn kiếm ba đồng còm mưu sinh khi mà nghiệp Hán nôm không khiến gã giàu lên được…
Với tiêu đề: “CHẢ NGHỀ NÀO KIẾM BẰNG …. NGHỀ TU, CÁC BÁC Ạ
“Nghề tu”: Trụ trì hơn 10 năm có tài sản hàng trăm tỷ đồng”. Diện đã nói ra không ít điều, từ thượng vàng đến hạ cám, không có gì là Diện không nói đến.
Những ai quan tâm đề nghị theo dõi thêm: https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/2126145921021701.
Trong đó bên cạnh những nội dung được Diễm Thi phản ánh toàn bộ bối cảnh câu chuyện thì Ts Diện đã có nội dung trả lời khá dài. Xin được trích nguyên văn: “Với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cũng thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thì vấn đề văn hóa tâm linh đã bị các nhóm lợi ích thương mại hóa, trở thành một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ. Ông nói:
“Cách đây 10-15 năm, một số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu hoặc nâng cấp mở ra các chùa chiền. Đấy là cách làm ăn của họ có thể thấy ở tất cả các nơi, mà thực chất đằng sau nó là việc kinh doanh. Họ chỉ mượn các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức sắc tôn giáo, các doanh nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa phương. Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình và Đại Nam lạc cảnh ở Bình Dương.”
Với những tai tiếng xảy ra liên tục những năm gần đây liên quan đến việc lợi dụng tôn giáo để trục lợi như gần đây nhất là vụ “giải vong” ở chùa Ba Vàng, vụ Đại Đức Thích Thanh Toàn “gạ tình” phóng viên, dư luận cho rằng cần phải có sự cải tổ từ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Đại Đức Thích Tâm Vượng chia sẻ với RFA về việc này hôm 9/10:
“Cái đấy thì thầy cũng không dám có ý kiến vì phải do Trung ương giáo hội. Thầy chỉ phụ trách cấp cơ sở nên phải tuân thủ chỉ đạo từ trên xuống dưới. Giáo hội muốn hoạt động được thì phải do Ban tôn giáo chính phủ, Bộ nội vụ, nên các thầy phải tuân thủ từ trên xuống dưới.”
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận định, cho đến bây giờ thì càng ngày lòng tin của con người trong cuộc sống hiện tại càng mất đi. Chưa bao giờ các vấn đề về băng hoại giá trị truyền thống rạn nứt như bây giờ, cho nên người dân không tìm được sự an ủi, niềm tin nơi trần thế thì họ phải tìm kiếm trong tôn giáo.
Chính những người trong những ngôi chùa như vậy kết hợp với những quan chức cấp tỉnh và kết hợp với những đại gia lợi dụng sự yếu đuối, sự, mê lầm đó của dân chúng để họ trục lợi. Họ quyết liệt phải trục lợi bằng được. Ông cho rằng đây đã đến hồi mạt pháp của Phật giáo Việt Nam và khó có thể chấn hưng lại”.
Và với lối nói cạnh khoé có phần quá đáng của mình nhất là việc cho rằng: “Ông cho rằng đây đã đến hồi mạt pháp của Phật giáo Việt Nam và khó có thể chấn hưng lại”, dù đó chỉ là câu chuyện riêng của Sư Thích Thanh Toàn, nếu có rộng đi nữa thì cũng là chỉ của Phật giáo huyện Tam Đảo (tĩnh Vĩnh Phúc) mà thôi… Dư luận, nhất là những người theo đạo Phật đã lên tiếng.
Dưới đây là nội dung lên tiếng của Fbker Tâm Cao Minh đăng trên Diễn đàn Phật giáo Việt Nam với tiêu đề “NÓI THÊM VỚI CẶN BÃ TRI THỨC”.
Bài viết bắt đầu bằng việc cho biết: “Chẳng ngờ trên trang face của một tiến sĩ Viện NC Hán Nôm nổi tiếng mà lại ngang nhiên bài xích Phật giáo bằng thái độ trịch thượng, của bọn thừa nước đục thả câu với tựa đề:” Chả nghề nào kiếm bằng nghề tu, các bác ạ”, tưởng đâu là của bọn đĩ bút”.
Và sau đó đã đi phân tích khá kỹ những nội dung dưới góc nhìn của ông Tiến sỹ Hán Nôm. Tất nhiên cái cách ông Ts này gọi tu cũng là nghề và cho rằng Phật giáo đã đến hồi mạt pháp đã được xoáy sâu phân tích và cùng làm rõ: “Vì chỉ có bọn cặn bã tri thức mới quan tâm đến chữ tiền và phường vô học mới gọi đi tu bằng nghề. Nghĩa là ngay cả lý tưởng xuất gia căn bản nhất của đạo Phật tác giả vẫn còn chưa hiểu mà vội phê bình.
Như kiểu, qua lỗi của một thầy trong tăng đoàn mà đánh giá cả tập thể tăng ni, liệu đó có phải là thái độ nghiên cứu phê bình nghiêm túc của một trí thức hay chỉ là phường thiểu trí cào bằng. Vì người xưa còn nói:” Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”. Thiết nghĩ điều tầm thường này tiến sĩ nên cắp sách đi học lại.
Khổng Tử nói:” Đại học chi đạo, tại minh minh đức”, nghĩa là cái chỗ chí đạo là làm sáng cái đức sáng của mình. Chẳng hiểu tiến sĩ hán thư một bụng ấy đã sáng chưa mà vội phê bình cả tăng đoàn gọi đi tu là một cái nghề. Chắc cũng chưa từng nghe Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy “ Phản Quang Tự Kỷ Bổn Phận Sự Bất Tùng Tha Đắc”.
Điều này chúng tôi rất mong tăng ni Phật tử trong và ngoài nước cùng lên tiếng. Tuyệt đối không để cho ai lợi dụng cơ hội xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo Phật. Còn người đã sáng các Đức sáng như nho học chủ trương, chắc cũng biết thế nào là liêm sĩ.
Chính chỗ Đức sáng ấy tương đồng với nhà Phật, là chỗ dung hợp với Phật tâm. Cho nên dù chúng sanh tạo nghiệp vào địa ngục, thì Phật tánh cũng chẳng can hệ gì mà thọ khổ. Đạo Phật được trình bày dưới hai phương diện Tục Đế và Chân Đế. Tục đế là chân lý thế gian, có vô thường, thịnh suy, sanh diệt.
Đạo Phật cũng thuận theo lẽ đó mà thăng trầm cùng vận mệnh của dân tộc, còn Chân Đế là lẽ bất biến thường hằng, làm gì chịu quy luật vô thường chi phối mà cho là mạt pháp khó hồi cứu vãn. Phải chăng bằng dã tâm của tri thức lưu manh đánh động vào niềm tin của quần chúng bằng cách hiểu nữa vời. Đó là chấp sự bỏ lý.
Nếu nói đi tu là một cái nghề nhanh hái ra tiền. Thì thôi, ông tiến sĩ bỏ hết sự nghiệp, gia sản, vợ con để vào chùa tu mà kiếm cơm, chứ đứng ngoài bình phẩm làm gì? Thử xem ông trụ được mấy ngày với kỉ luật khắc khe của tự viện, bình thản trước mọi đắng cay với thế thái nhân tình.
Chùa xây lớn hay nhỏ đều là của dân, nào phải của nhà sư. Nếu nói chùa kinh doanh thì cứ dịp trưng ra bằng chứng. Đừng cứ quơ quào. Bằng thái độ cào bằng ấy, mà thức giả xem thường. Bởi núi cao còn có núi cao hơn. Tri thức không đi kèm với tâm đức chỉ là hạng tầm thường. Hay nói khác hơn là thiển cận.
Vậy tại sao tiến sĩ không trả lời xây nhà thờ lớn như TT Đức Mẹ Núi Cúi, thánh đường La Vang để làm gì? Nếu nói chùa truyền thống Việt Nam chưa từng vượt ra khỏi phạm vi làng xã thì cứ về ôm luỹ tre làng mà sống, trong khi Phật giáo đang trên đà hội nhập và phát triển.
Nếu chùa Tam Chúc chỉ xây bằng ngôi chùa làng như ông nói, thì lễ hội VeSak vừa rồi là thành công của ai? Hay chỉ quen thói ghen ăn tức ở của ngoại đạo, rồi vạch lá tìm sâu, được nước đẩy thuyền cho bỏ ghét. Nhưng đó là thái độ của kẻ tiểu nhân.
Tiến sĩ làm tôi thất vọng quá! Đáng lý tri thức tầm đó, không nên bộc lộ sự thiếu chính chắn của mình. Làm mọi người tởm lợm. Có một dạng lưu manh tri thức, bẻ gãy lương tâm mình, bằng ngòi bút bợm đĩ, bưng bô cho phường xâm lược.
Liệu ông có quen chăng? Khổng Tử nói rồi:” Tại minh minh đức”, không phải tại bằng cấp học vị đâu ông nhé!”.
……………………………………
Đành rằng đây là những sự lên tiếng của những người theo Phật giáo, có tính chất bảo vệ đức tin và tôn giáo của mình. Nhưng xem ra với cách luận giải của mình, người viết đã không chỉ làm rõ cái u tối, hằn học trong nhân cách của một người làm khoa học và lẽ ra phải phân minh, sòng phẳng nhất mới phải; cũng như cái tâm thế hợm hĩnh của một kẻ có học mà như không? Cố tình hiểu xiên xẹo vấn đề chỉ để khoe mẽ thứ tư tưởng dẻ rách và kém cỏi của mình…
Và trong đó nếu ai tinh tế và chịu khó theo dõi sẽ thấy ngay chuyện, vì không ưa gì tới chế độ, vì mục tiêu chống đối chế độ khi Phật giáo luôn thể hiện sự đồng hành cùng dân tộc, gắn khẩu hiệu “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Mà ông Ts này đang tâm tấn công Phật giáo một cách không thương tiếc, nói ra đủ thứ xấu và thậm chí đe doạ tôn giáo này khi cho rằng Phật Giáo đang đến hồi mạt pháp….
Trong đó dường như không có bất cứ nét tích cực nào của Phật giáo được lộ rõ, hiện diện dưới góc nhìn của vị ts hán nôm này…
Với những gì đã đăng tải nên chăng để bảo vệ tôn giáo của mình và cũng là để đính chính lại với dư luận nên chăng, Trung ương Giáo hội Phật giáo VN cần có đơn kiến nghị yêu cầu Ts Nguyễn XUân Diện phải xin lỗi; nếu không sẽ có đơn khởi kiện vì những cáo buộc thiếu căn cứ, thoá mạ tôn giáo và đường hướng mục vụ của Giáo hội Phật giáo nói chung. Có vậy mới yên lòng những chức sắc, phật tự hành đạo chân chính, vì những lí tưởng nhân sinh tốt đẹp…