Trang chủ Cánh cò Làm gì có cái gọi là “Tam quyền phân lập” ở Việt...

Làm gì có cái gọi là “Tam quyền phân lập” ở Việt Nam

238
0

Đừng nhầm lẫn thuyết Tam quyền phân lập với cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực tại Việt Nam. Quyền lực nhà nước Việt Nam được cấu thành từ 3 “chân kiềng” chính gồm: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án. Hoạt động dựa trên cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau. Quyền lực Nhà nước không “phân lập” mà có sự thống nhất toàn diện và sâu sắc.

Làm gì có cái gọi là “Tam quyền phân lập” ở Việt NamTam quyền phân lập không có nghĩa là phân công, phối hợp, kiểm soát

Tư tưởng Tam quyền phân lập đã bắt đầu xuất hiện từ thời La Mã cổ đại ở các nước phương Tây. Đến thế kỷ 17 – 18 tư tưởng này mới được cụ thể hóa trong các tác phẩm của Jonh Locke, Montesquieu. Quyền lực nhà nước được chia làm 3 nhánh độc lập và đối trọng lẫn nhau: lập pháp (Quốc hội), hành pháp (chính phủ), tư pháp (Tòa án).

Tư tưởng Tam quyền phân lập hình thành để chống lại sự độc đoán chuyên quyền của chế độ Phong kiến (Vua). Giai cấp Tư sản phương Tây dựa vào thuyết này để xây dựng quyền lực và đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. Song song đó các nhà Tư sản phương Tây dần dần xây dựng quyền lực có sự phân tách độc lập tương đối và kiểm soát lẫn nhau.

Có thể nói thuyết Tam quyền phân lập là kẻ thù số 1 của tư tưởng quân chủ chuyên chế thời Phong kiến. Trải qua thời gian việc vận dụng học thuyết này vô cùng đa sắc màu. Như ở Mỹ, Philippin phân quyền theo hình thức cứng rắn, nghị viện nắm quyền Lập pháp, Chính phủ do Tổng thống đứng đầu nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền Tư pháp. Quyền lực được phân chia rõ ràng, tách biệt và có sự đối trọng mạnh mẽ. Cụ thể năm 2013 Chính phủ của Obama phải đóng cửa do Hạ nghị viện không thông qua quy mô ngân sách chương trình Obamacare. Năm 2018 – 2019 Chính phủ của Donald Trump phải đóng cửa suốt 35 ngày do Nghị viện bất đồng trong phê duyệt gây quỹ xây dựng tường biên giới Mexico – Mỹ.

Có thể thấy quyền lực được phân chia một cách cứng rắn và mạnh mẽ. Chính phủ nếu không được Nghị viện thông qua ngân sách hoạt động bắt buộc phải đóng cửa. Ngược lại Tổng thống có quyền phủ quyết một đạo luật nào đó do Nghị viện thông qua tại Mỹ.

Còn một số nước như Anh, Đức phân quyền theo hình thức mềm dẻo hơn (chính thể Cộng hòa đại nghị). Do đặc thù môi trường đảng phái đa dạng hơn, không có một đảng nào chiếm đa số hoặc quá bán. Khi bầu cử bắt buộc các đảng phải liên minh với nhau để tranh cử giành quyền hành pháp. Sau bầu cử Nghị viện thuộc về liên minh các đảng. Lúc này các nghị sĩ trong nghị viện có thể là thành viên bộ máy hành pháp. Điều này vừa có lợi vừa có hại. Có lợi là các đạo luật do chính phủ để xuất được thông qua rất nhanh. Có hại là xuất hiện mầm mống của sự lạm quyền.

So sánh với cách phần quyền cứng rắn như Mỹ, Philippin sự kiềm chế đối trọng rất rõ ràng. Khó có cơ hội lạm dụng quyền lực. Nhưng trái lại khi quá kiềm chế nhau không tìm được tiếng nói chung thì trường hợp luật chậm được ban hành, chính phủ phải đóng cửa đã diễn ra. Cuối cùng người dân phải hứng chịu tất cả hậu quả. Trong 35 ngày đóng cửa Chính phủ nước Mỹ đã thiệt hại khoảng 8 tỉ đô la, và tiền đó chính là thuế của người dân.

Làm gì có cái gọi là “Tam quyền phân lập” ở Việt Nam
Chính quyền Donald Trump đã phải đóng cửa 35 ngày vì không có ngân sách hoạt động

Để thấy rằng, không thể nói chính thể này hay, chính thể kia dở, thuyết phân quyền này ưu việt hay thuyết phân quyền kia hạn chế. Bất kỳ một thể chế chính trị, một nhà nước, một học thuyết quyền lực nào đều có điểm mạnh và điểm yếu. Không thể “nhập khẩu” một cách máy móc các học thuyết để yêu cầu áp dụng cho Việt Nam được.
Ở các nước phương Tây có phân chia quyền lực theo cách cứng rắn và mềm mỏng. Ở Việt Nam có sự “phân công, phối hợp và kiểm soát” đồng bộ. Cụ thể trong Hiến pháp đã nêu rõ nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Làm gì có cái gọi là “Tam quyền phân lập” ở Việt NamSự phân công biểu hiện ở chỗ quyền Lập pháp được giao cho Quốc hội, quyền hành pháp được giao cho Chính phủ, quyền Tư pháp được giao cho Tòa án. Giữa 3 cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Tòa án có sự phối hợp nhịp nhàng để vận dụng quyền lực nhà nước mà nhân dân giao.

Thực tế khi không gian mạng ngày càng phát triển, các hoạt động buôn bán, trao đổi thông tin trên mạng internet ngày càng phức tạp. Chính phủ tổng hợp ý kiến và đề xuất Quốc hội ban hành luật điều chỉnh. Sau đó, Bộ Công an được giao soạn thảo Luật An ninh mạng để lấp chặt những lỗ hổng an ninh mạng có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Sau khi soan thảo xong luật được đưa ra Quốc hội xem xét thảo luận và thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. Trong quá trình thực hiện luật trên chính Tòa án là cơ quan quyền lực chịu trách nhiệm “kiểm soát quyền lực” của cơ quan hành pháp – Chính phủ.

Ngay từ đầu thuyết phân quyền đã được vận dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam. Trong bản Hiến pháp năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quyền lực Nhà nước được cấu thành từ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có sự kiểm soát và chế ước nhau và độc lập tương đối.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng linh hoạt nguyên tắc phân quyền qua Hiến pháp 1946

Trong tình hình độc lập dân tộc mới giành được chính quyền còn non trẻ quyền lực nhà nước đã được tổ chức một cách rõ ràng và hợp hoàn cảnh. Nghị viện nhân dân là cơ quan lập pháp do dân bầu ra chịu trách nhiệm mọi vấn đề của quốc gia. Chính phủ quản lý tất cả mọi khía cạnh đời sống xã hội nắm quyền hành pháp. Tòa án chịu trách nhiệm xét xử là cơ quan nắm giữ quyền Tư pháp của bộ máy quyền lực. Đặc biệt Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Tuy nhiên Chủ tịch nước vẫn bị Nghị viện nhân dân kiểm soát, truy tố về tội phản quốc trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Để thấy rằng, ngay từ ban đầu Việt Nam không khước từ các học thuyết tiến bộ của nhân loại mang lại dân chủ, công bằng văn minh cho người dân. Thuyết tam quyền được vận dụng vào Việt Nam một cách sáng tạo hợp với tình hình để đoàn kết toàn dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, gia cấp, giai tầng. Hơn nữa sự vận dụng này góp phần thúc đẩy các quyền tự do dân chủ cơ bản tại Việt Nam thời bấy giờ.

Trải qua thực tiễn quản lý, lãnh đạo, bộ máy nhà nước Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với ban đầu. Thay vì chủ trường theo nguyên tắc tập quyền Xã hội Chủ nghĩa đã dần dần chuyển sang nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. Phân công để đảm bảo công việc được trôi chảy giảm áp lực cho bộ máy. Phối hợp nhằm vận hành quyền lực một cách nhịp nhàng. Kiểm soát nhằm hạn chế sự lạm dựng quyền lực nhà nước.

Đây là một yếu tố khách quan trải qua thời gian giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước nhân dân đúc kết thành. Có thể nói là một nguyên tắc vận dụng, sử dụng quyền lực Nhà nước không thể thiếu, không phủ nhận hoàn toàn tính ưu việt của thuyết tam quyền cũng không áp dụng đồng bộ một cách máy móc. Phân công, phối hợp, kiểm soát là biểu hiện của sự kế thừa và vận dụng sáng tạo quyền lực nhà nước của Việt Nam.

Như vậy ở Việt Nam không có Tam quyền phân lập thay vào đó là “phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực”. Và quyền lực nhà nước là thống nhất đã được Hiến định bởi Hiến pháp 2013.

Han Cao

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây