Trang chủ Biển - Đảo Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha...

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý

189
0

Qua hệ thống AIS vệ tinh ngày 7/10/2019, có thể thấy tàu khảo sát địa chất của nhà nước Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 đã thực hiện đường khảo sát thứ 5, vào sâu hơn vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam 4,7 hải lý và cách bờ biển Việt Nam chỉ còn khoảng 89,1 hải lý, trong phạm vi 9 lô dầu mà Trung Quốc tự nhận và ngang ngược gọi thầu năm 2012.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Ảnh chụp trực tiếp ngoài thực địa. Tàu dân binh Trung Quốc bảo vệ vòng trong cho tàu Haiyang Dizhi 8 khảo sát trái phép ở Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, phạm vi và tính chất hoạt động nhóm tàu Trung Quốc đã thay đổi và có tính thách thức nhiều hơn, kể từ đợt thứ 4 ngày 28/9.

Một mặt công khai bật AIS ở lô dầu 06.1 với sự tăng cường uy lực qua hiện diện đồng thời của cả hai tàu hải cảnh được trang bị vũ khí hạng nặng, trong đó có tàu hải cảnh 31302 thuộc lớp tàu hải cảnh hiện đại nhất của Trung Quốc.

Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam (trái) đấu tranh ngăn cản tàu Hải cảnh 37111 của Trung Quốc trên vùng biển Tư Chính – Phúc Tần, cuối tháng 9.2019. Hải cảnh 37111 là tàu bảo vệ cho tàu Hải Dương Địa chất 8 khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Mặt khác, khu vực khảo sát của Haiyang Dizhi 8 đã không chỉ  quanh quẩn trong một phạm vi gần khu vực các bãi ngầm Tư Chính cho tới Phúc Tần, mà đã kéo dài lên tận phía bắc vùng biển giữa Quy Nhơn và Quảng Ngãi, trải dài hơn 220 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Khoảng cách từ Haiyang Dizhi 8 vào bờ biển Việt Nam

Thêm ít nhất một tàu hải cảnh mới mang số hiệu 5204 được Trung Quốc điều xuống từ Tam Á tham gia nhóm tàu Haiyang Dizhi 8. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã thay đổi số hiệu các tàu hải cảnh, bởi vậy hiện chúng tôi chưa rõ tàu mang số hiệu 5204 là tàu cũ vốn đã tham gia chiến dịch hay là tàu hải cảnh mới. Hy vọng các nhà báo hay ngư dân có phim, ảnh ghi trực tiếp ngoài thực địa sẽ sớm cho chúng ta biết thêm thông tin.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Khoảng cách Haiyang Dizhi 8 tiến sâu thêm vào bờ biển Việt Nam

Dù những thước phim có ghi rõ toạ độ được ghi lại bởi ngư dân từ thực địa là vô cùng giá trị, chúng tôi mong các ngư dân hãy cẩn thận, phối hợp chặn chẽ với các lực lượng chấp pháp, đảm bảo sự an toàn tính mạng, tài sản khi đi trong khu vực đang có căng thẳng.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Những tàu trong nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 có thể nhìn thấy được trên bản đồ AIS vệ tinh.

Có nhiều ý kiến thắc mắc là không thấy các tàu của Việt Nam, mà chỉ có tàu Crest Argus 5 và tàu Sea Meadow 29 phục vụ giàn khoan của Việt Nam. Nhưng các bạn yên tâm, các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam đều đang dàn quân thực hiện nhiệm vụ, chỉ có điều họ đã tắt AIS để tránh bị theo dõi bởi các ứng dụng vệ tinh hàng hải, sẵn sàng cả về thể lực, tâm lý và trang bị khí tài, hậu cần kỹ thuật cũng đã được đảm bảo đầy đủ đang dàn đội hình đối đầu với các tàu hải cảnh Trung Quốc.

Đó là chưa kể các tàu dự bị của lực lượng chấp pháp Việt Nam luôn trong trạng thái sẵn sàng xuất phát nhanh để tiến ra biển khi các tàu đang làm nhiệm vụ cần thay thế.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Các tàu lực lượng chấp pháp Việt Nam đang giăng đội hình sẵn sàng đối đầu với các tàu Hải cảnh Trung Quốc. Nguồn ảnh Đơn vị tác chiến điện tử.

Tính đến thời điểm này, các lực lượng quân sự của Việt Nam vẫn kiên nhẫn chưa tham gia, nhưng không ngồi yên, đang điều chuyển quân, đặt một số đơn vị vào trạng thái sẵn sàng lao ra biển ngay khi có lệnh.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Hai tàu hải cảnh 5901, 46303 của Trung Quốc dàn đội hình ngăn chặn các tàu chấp pháp VN vào đẩy đuổi, ngăn chặn tàu Hải Dương Địa chất 8 khảo sát trái phép trên vùng biển Tư Chính – Phúc Tần của VN, tháng 9.2019

Ngày 2/10/2019, trả lời phỏng vấn của HinduStanTimes Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết một thông tin nghiêm trọng, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất lần thứ tư này bắt đầu vào ngày 30 tháng 9, có 28 tàu Trung Quốc đang tham gia chiến dịch xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vẫn đang tiếp tục mặc dù Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Đại sứ Việt Nam Phạm Sanh Châu trả lời phỏng vấn báo ANI. Photo ANI/Sily.

”Chúng tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt.” Đại sứ Phạm Sanh Châu nói với HinduStanTimes hôm 2/9.

Như vậy là hầu hết các tàu của Trung Quốc và cả các tàu Việt Nam đã tắt AIS để lẩn tránh sự theo dõi từ xa. Và những tàu bật AIS dường như là để cố ý truyền tải đi một thông điệp. Nhưng với sự hiện diện của 25 tàu Trung Quốc trên thực tế, những gì chúng ta quan sát được trên AIS vệ tinh chỉ là một phần của tẳng băng chìm căng thẳng thật sự ngoài biển.

Tọa đàm khoa học

Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là “cực kỳ nguy hiểm” không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, “kể cả trên đất liền”, một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế. Sự kiện này đã được một số tờ báo như Thanh Niên (qua bài viết Dã tâm bất tận của Trung Quốc ở Biển Đông), Dân trí đưa tin.

“Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động,” PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược kết quả và nội dung chính của Hội thảo.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm

“Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam,” nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói.

“Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được. Đó là phải xác định rõ bạn – thù”

Nhà nghiên cứu này cũng nhắc đến một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc – đó là quyền tự vệ chính đáng.

“Và để làm sao đó tránh được cuộc chiến tranh, nếu như Trung Quốc gây chiến, thì Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với các nước phát triển.

“Đấy chính là một trong những giải pháp để mà Việt Nam có thể hóa giải được hành vi xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, đấy là một nhận định, ý kiến theo tôi rất quan trọng, nhận diện được vấn đề và tìm gia một giải pháp.

“Và cái thứ hai, vấn đề cũng rất lớn, đó là khẳng định rằng đây chính là thời cơ chính muồi, đây chính là thời cơ quan trọng nhất, ở thời điểm quan trọng nhất để khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.”

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Các đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm khoa học

“Và về phía Việt Nam, mọi người khẳng định rằng: thứ nhất chính nghĩa, thứ hai bằng chứng, chứng cứ lịch sử pháp lý về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa khu vực bãi Tư Chính là có thể nói và khẳng định là không có vấn đề. Khẳng định là chắc chắn và việc khởi kiện cũng mang lại thành công cho Việt Nam,” ông Hoàng Ngọc Giao nói về cuộc Hội thảo.

Tàu Hải Dương 8 thách thức tiến vào cách bờ biển Nha Trang 89 hải lý
Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an VN, phát biểu tại Tọa đàm khoa học

Căng thẳng và đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc vùng biển bãi Tư Chính đã nóng lên trong suốt các tháng Hè và kéo dài chưa dứt qua mùa Thu năm 2019.

Tháng trước, trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này là “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không có tranh chấp hay chồng lấn với bất kỳ quốc gia nào, bác bỏ những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó.

Về thông tin cho biết Trung Quốc chiếu bộ phim “Nam Hải Nam Hải” có tuyên truyền nhiều thông tin sai sự thật chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông, Người Phát ngôn Lê Thi Thu Hằng cho biết:

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế không có lợi cho quan hệ hai nước.

Chúc các cán bộ chiến sĩ của ta mạnh khoẻ, vững vàng, kiên định, trăm triệu đồng bào trong đất liền tin tưởng hướng về các đồng chí !  Sau lưng các đồng chí là thế hệ thanh niên sẵn sàng lên đường bảo về Tổ Quốc.

Nguyễn Anh

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây