Chỉ chờ có kẻ nào đó bị giới chức nhà nước Vn bắt giữ vì những hành vi được cho là khá mới và đang ít nhiều gây ra sự tranh cãi, HRW lập tức lên tiếng.
Và mới đây xung quanh việc Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Facebooker Vượng Nguyễn, tên thật là Nguyễn Quốc Đức Vượng ngày 23/9/2019 với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 của bộ luật hình sự. HRW đã lên tiếng, yêu cầu Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng.
Nguyễn Đức Quốc Vượng và Facebook cá nhân có tên Vượng Nguyễn (Nguồn: FB).
Yêu cầu của HRW được RFA tường thuật lại như sau: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch hôm 7/10/2019 ra thông cáo yêu cầu “chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với anh.”
Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong thông cáo cho hay:
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook.
Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
Nếu theo dõi những lần lên tiếng trước đó của HRW sẽ thấy ngay thực tế, nó không có nhiều sự khác biệt. Có chăng là những lần đó ai là người trong HRW lên tiếng mà thôi.
Trong khi Bộ luật hình sự năm 2015, ra đời trước luật An ninh mạng cụ thể hoá khá đầy đủ hành vi lợi dụng không gian mạng để làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì HRW lại công khai và phủ nhận điều đó. Đây là một sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia mà HRW thực hiện…
Theo dõi tường thuật của HRW cũng thấy rằng, tổ chức này yêu cầu phóng thích cho Nguyễn Đức Quốc Vượng nhưng lí do đưa ra có phần mập mờ và khó hiểu.
Cũng khá khen cho câu: “Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook.
Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam” nhưng khách quan mà nói thì đấy chỉ là lời động viên suông, cái cách mà HRW tìm cách cổ vũ và nhân lên những kẻ như Nguyễn Đức Quốc Vượng.
Và trong một lần lên tiếng mà mọi thứ đều bằng chung thì đây như thể là lí do để họ bênh vực Nguyễn Đức Quốc Vượng. Song như đã nói ở trên, ngay từ đầu nó đã thiếu thuyết phục và nhuốm màu can thiệp công việc nội bộ của người khác, nước khác hơn là lên tiếng cho những giá trị hữu hằng của thế giới gì đó…
Cũng vì điều này nên với lần lên tiếng này, HRW không những không tác động đến xu hướng, thái độ của giới chức nhà nước VN mà ở một khía cạnh nào đó còn khiến cho phía VN coi thường những lần lên tiếng như thế này!
Và đó cũng là lí do mà phía VN sẽ không đểm xỉa, nếu không nói là coi thường những lần lên tiếng kiểu này; dư luận tiến bộ tại VN cũng sẽ thừa hiểu được mưu đồ của cái tổ chức nhân danh cho việc theo dõi nhân quyền này trong việc can thiệp vào đất nước khác, những mục tiêu mà vì lí do này, lí do khác họ đã cố tình can thiệp.
Trong đoạn tường thuật của RFA cũng nói đến việc, từ sau khi bị bắt phục vụ điều tra, Nguyễn Đức Quốc Vượng đã không được thực hiện chế độ thăm nuôi trong khi “Theo các điều 173 và 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, bị cáo buộc về tội danh an ninh có nghĩa là anh có thể vừa bị tạm giam, vừa không được tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý cho đến khi công an kết thúc điều tra, một tình huống có thể dẫn đến ngược đãi hoặc tra tấn.
Anh Nguyễn Quốc Doanh, anh trai của nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng chiều 8/10 cho hay, gia đình anh từ hôm 4/10 đã gửi đồ thăm nuôi cho anh này và biết anh hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam tỉnh Lâm Đồng.
“Hôm thứ Sáu tuần trước em có được bên huyện (Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng – PV) xuống mời, bố lên rồi làm đơn gửi lên Đà Lạt để vô Trại Mát thăm nuôi.
Nhưng chỉ được gửi đồ thôi chứ chưa được gặp mặt,” anh Doanh nói qua điện thoại”.
Nhưng suy cho cùng đấy chỉ là những suy diễn có tính chủ quan, bởi cho đến nay chưa ghi nhận những trường hợp như thế này bị ngược đãi trong quá trình tạm giam, phục vụ điều tra. Nhiều kẻ cứng đầu trong đó khi lên, đứng trước vành móng ngựa vẫn liên tục cho rằng mình vô tội và đưa ra những bằng chứng đẻ bảo vệ mình….
Điều này cho thấy, trong cái cách lên tiếng của HRW và những nội dung mà RFA đăng tải đều một “duộc” với nhau. Chẳng qua là bên tung, bên hứng cho đồng điệu và lan toả thông tin. Chả trách RFA luôn độc quyền và là cơ quan truyền thông tiếp cận sớm nhất những lần lên tiếng của HRW…
Nguồn: Mõ làng