Những khái niệm ‘trừu tượng’ tồn tại ngoài vòng pháp luật nhưng lại đòi chính danh vẫn được những kẻ lẻo mép đấu tranh khoác áo dân chủ sử dụng như là thứ công cụ để kích động, vu cáo chống phá Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Lâu nay, ngoài cụm từ ‘tù nhân lương tâm’ thì cụm từ ‘nhà báo độc lập’ cũng được làng đấu tranh khoác áo dân chủ sử dụng khá phổ biến.
Ngày 6/10, 3 nhân vật chống phá nhân dân Việt Nam vẫn ‘cào phím’ lẻo mép trên mạng xã hội lại tự vỗ ngực cho rằng ‘nhà báo độc lập’ bị tạm giữ …
RFA căn cứ vào đâu để tự phong cho 3 kẻ chống phá nhân dân Việt Nam là ‘nhà báo độc lập’?
Trắng trợn đánh tráo từ ngữ
Thế nào gọi là nhà báo độc lập ? Vụ việc được cho rằng xảy ra vào ngày 6/10 khi kẻ lẻo mép Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh thuộc cái ‘đài ảo mang tên CHTV (Chấn Hưng TV) tự phong là phóng viên độc lập, nhà báo độc lập của ‘kênh truyền hình tự mọc trên mạng xã hội’ vu cáo trên mạng xã hội và trên tờ tin thiếu thiện chí RFA cho rằng ‘cơ quan an ninh Việt Nam tạm giữ 3 nhà báo độc lập đưa tin về hội thảo Biển Đông’.
Xin thưa, 3 nhân vật như Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh chỉ là 3 kẻ phản bội Nhân dân, chống phá Nhân dân và thậm chí là 3 tên cướp đường trên mạng xã hội thì đúng nghĩa hơn là công dân Việt Nam. Họ vẫn tự ‘vỗ ngực’ xưng vương là đấu tranh dân chủ nhưng ai biết được rằng lại chính là kẻ ‘buôn bán tin tức’ trên mạng xã hội.
Mặt khác, nhà báo độc lập ư ? Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh là ai mà là nhà báo độc lập ? Trước hết nói về cái kênh mang danh truyền hình CHTV thì có phải là cơ quan báo chí ? Theo quy định tại điều 14 ‘đối tượng được thành lập cơ quan báo chí’ và điều 17 ‘điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí’ Luật Báo chí năm 2016 thì kênh CHTV không phải là một cơ quan báo chí và được cấp phép hoạt động báo chí. Vậy, mấy kẻ như Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh sử dụng công nghệ là điện thoại ‘livestream’ trên facebook cũng thành ‘đài truyền hình’ cũng thành phóng viên, nhà báo độc lập ?
Nhà báo ở Việt Nam phải được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại điều 26 ‘đối tượng được cấp thẻ nhà báo’ và điều 27 ‘Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo’ Luật Báo chí năm 2016 thì không hề có cái gọi là ‘nhà báo độc lập’-tức nhà báo không thuộc đối tượng cấp thẻ và không đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo.
Điều 26. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Điều 27. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.
3. Các trường hợp sau đây không được xét cấp thẻ nhà báo:
a) Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
c) Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
e) Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
Không thể tự ‘đứng ngoài pháp luật’
Trong xã hội có nhà nước, có pháp luật thì mọi chủ thể phải tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật là nguyên tắc của nền tảng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Không thể tự đặt cho mình những ‘danh xưng’ để đứng ngoài vòng pháp luật.
Những kẻ như Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh tự cho mình là ‘nhà báo độc lập’ để đứng ngoài vòng pháp luật Việt Nam thì thử hỏi có trắng trợn vu cáo, xuyên tạc về Việt Nam? Không được cấp thẻ nhà báo nhưng lại tự cho là nhà báo để hoạt động báo chí khác gì là tội phạm nhưng vẫn cố tình cho rằng là người ‘lương thiện’ để vu cáo chế độ.
Lê Dũng vova la làng trên mạng xã hội khi tự nhận là nhà báo độc lập
Chưa kể đến hoạt động Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh tại kênh CHTV-một kênh bất hợp pháp chuyên vu cáo, xuyên tạc, dựng chuyện và đưa tin sai sự thật bị nhân dân lên án và yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc đã ‘phối hợp’ với những kẻ giả danh tri thức để tổ chức hội thảo, thảo luận bất hợp pháp (không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền).
Trò diễn của những kẻ khoác áo dân chủ như Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh trong vụ việc vừa xảy ra không còn ‘hiệu nghiệm’ bởi sự trắng trợn ‘tự phong’ để vu cáo đã bị chính người dân, cư dân mạng ‘lột mặt’. Chỉ có những kẻ xảo trá mới trá hình bằng những ngôn từ ngoài vòng pháp luật hoặc tự ép cho mình cái quyền khác với cái quyền con người, quyền công dân. Thật là những kẻ táng tận lương tâm, không biết đến xấu hổ chuyên ‘cào mặt’ ăn vạ, la làng trên mạng xã hội để kiếm trác.
Đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý những kẻ ‘lừa đảo ngôn từ danh xưng’ như Lê Dũng Vova, Anton Tuấn và Cát Linh trên mạng xã hội.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường dân chủ