Trang chủ Cánh cò Hotgirl gội đầu tuy ‘chưa leo cao nhưng đã chui rất sâu’

Hotgirl gội đầu tuy ‘chưa leo cao nhưng đã chui rất sâu’

133
0

Ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT TƯ cho rằng nữ trưởng phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk tuy chưa leo cao nhưng đã chui rất sâu.

Vụ việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo) mượn thân phận, dùng bằng cấp 3 của chị gái làm tới chức Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đang gây xôn xao dư luận.

Trả lời VTC News, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét đây là sự việc rất đáng buồn và cần phải làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến việc giới thiệu, thẩm tra và bổ nhiệm nữ cán bộ này.

Hotgirl gội đầu tuy ‘chưa leo cao nhưng đã chui rất sâu’
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương

– Ông nhìn nhận thế nào về vụ việc nữ Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk mượn thân phận, dùng bằng cấp 3 của chị gái để thăng tiến đang khiến dư luận xôn xao?

Phải nói đây là một vụ việc rất đáng buồn. Đây cũng là ví dụ để minh chứng cho những điều trong quy định 205 về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền vừa được Bộ Chính trị ban hành.

Ở đây có thể thấy các thủ đoạn, mưu mô xảo trá để “chui” vào những nơi mà họ muốn và trường hợp này tuy chưa leo lên cao lắm nhưng đã chui rất sâu.

Điều đáng mừng là thời điểm hiện tại họ đã phát hiện ra, tuy chậm nhưng còn hơn là không bao giờ vì phát hiện để loại trừ người gian dối.

Có thể thấy được thời điểm này Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có sự nghiên cứu, lắng nghe dân, lắng nghe quần chúng khi chủ động tìm hiểu và không bỏ qua ý kiến của dư luận phản ánh về vụ việc dù đó chưa phải tố cáo chính thông.

Trước tiên là hoan nghênh tinh thần đó, còn trong quá trình trước đây, cơ quan Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy để người mạo danh như thế này thì phải kiểm điểm.

Phải làm rõ ai là người nhận bà này về rồi công tác thẩm tra như thế nào để đến nỗi mù quáng như thế.

Vụ việc cho chúng ta rất nhiều tín hiệu, trong đó có những tín hiệu buồn, đây cũng là hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim”, cái đó không khó và đấy là minh chứng cho những điều trong quy định 205 của Bộ Chính trị.

Mặt khác cũng có một số tín hiệu đáng ghi nhận, đó là dù sao họ cũng dám nhìn thẳng vào sự thật, tuy muộn nhưng là được.

– Ông có nhắc đến vai trò việc thẩm tra, thanh tra khi đề bạt, cất nhắc cán bộ đối với trường hợp bổ nhiệm bà Thảo, thưa ông?

Quy đinh 205 của Bộ Chính trị đã nêu rõ 6 biểu hiện chạy chức, chạy quyền, 8 biểu hiện bao che cho việc chạy chức chạy quyền thì bây giờ ta có thể cứ chiếu đấy mà xử lý.

Bây giờ có thể thực hành đưa quy định 205 vào cuộc sống thôi để căn cứ vào đó và xử lý.

Chẳng hạn với hành vị nhận tiền của thì phải xử khác, còn quan liêu thiếu trách nhiệm phải xử lý theo hình thức khác.

Đây là vấn đề con người, không hề đơn giản nhưng tôi nghĩ quy định 205 của Bộ Chính trị đã tạo ra một barem để chúng ta có căn cứ xử lý được.

– Nhiều người cho rằng thời điểm tuyển dụng bà Trần Thị Ngọc Thảo, công tác tuyển dụng, thẩm tra cán bộ còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, thưa ông?

Đúng vậy. Làm thể nào mà bằng cấp như thế lại có thể lọt vào được, phải đọc hồ sơ của cán bộ chứ. Không khó gì việc kiểm tra xác minh cả. Đây là bài học về thẩm tra, xác minh.

Tuy nhiên, phải kể đến nếu còn nếu có sự cảm tình, cảm tính hoặc bị mua chuộc trong khi tuyển dụng thì lại là việc nghiêm trọng hơn.

Thiếu trách nhiệm khi thẩm tra xác minh đã là sai phạm rồi, nếu như vì mua chuộc vì cảm tình mà bỏ qua làm hời hợt thì phải kiểm điểm nặng hơn, người đi kiểm tra xác minh ấy, người đó là ai thì phải kiểm tra, xem xét lại.

– Vậy trách nhiệm lớn nhất khi để xảy ra vụ việc này thuộc về đơn vị hay cá nhân nào, thưa ông?

Trách nhiệm trước tiên là thuộc về Ban Tổ chức, Văn phòng Tỉnh ủy và những người trực tiếp ký quyết định bổ nhiệm cán bộ này.

Người ký tiếp nhận là ai sẽ phải giải trình, sau khi giải trình, xem xét sẽ đi đến kết luận và xử lý trách nhiệm.

– Vậy còn vai trò của Tỉnh úy Đắk Lắk, thưa ông?

Ở đây để đánh gia vai trò của Tỉnh ủy Đắk Lắk thì phải có nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, rõ ràng đã có sơ hở trong công tác tổ chức cán bộ, và Tỉnh ủy Đắk Lắk đã phải chịu mang tiếng.

Đây là bài học với các cấp ủy trong bối cảnh hiện nay.

Điều may mắn là vị nữ cán bộ này cũng chưa giữ chức vụ cao. Tất nhiên ta không coi thường việc lớn việc nhỏ ở đây, nhưng cần phải nói tác hại từ vụ việc chưa quá mạnh. Nếu cán bộ này vào đến Tỉnh ủy viên hay Thường vụ Tỉnh ủy thì sẽ rất khác.

– Cách xử lý của Tỉnh ủy Đắk Lắk sau khi phát hiện vụ việc đã kịp thời chưa, thưa ông?

Điều này là đúng thôi, ở trên đã có quyết định khi đảng viên sai phạm thì phải xem xét đến cùng rồi sau đó quyết định. Chuyện xin thôi việc là chuyện của bà Thảo, nhưng điều đấy không có nghĩa là chạy khuyết điểm được.

Phải làm cho đến nơi, đến cùng và cho rõ ràng, còn sau đó bà Thảo xin thôi việc hoặc đuổi việc, thải hồi bà Thảo là theo quyết định của tổ chức.

Chứ không phải một người sai phạm đến mức bị thải hồi lại có thể xin nghỉ việc được. Nếu xin việc sang cơ quan khác lại nói tôi xin nghỉ làm chứ không có sai phạm thì quá nguy hiểm, còn nếu bị thải hồi khi đến nơi khác làm việc chắc chắn họ sẽ phải xem xét lý do.

Bước đầu, bên cạnh sự bất ngờ và đau buồn khi để xảy ra vụ việc như thế này tôi cũng phải hoàn nghênh sự vào cuộc ban đầu Tỉnh ủy Đắk Lắk. Từ đơn thư nặc danh tố cáo để xem xét, phát hiện ra điều này và dám nhìn thẳng vào sự thật.

– Vụ việc đang tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau trong dư luận, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có sự nâng đỡ không sáng giống như vụ việc từng xảy ra tại Thanh Hóa cách đây chưa lâu, thưa ông?

Phải làm thật rõ điều này. Các tổ chức phải vào cuộc, Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy phải phải lãnh đạo việc này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phải vào cuộc và xử lý. Chúng ta cần thời gian chờ xem sự vào cuộc của Tỉnh ủy như thế nào.

Với việc có hay không sự nâng đỡ với bà Thảo, trong khâu tuyển dụng, thẩm tra, nếu tìm ra có chỉ đạo của ai đó ở đó thì phải kiểm tra.

Còn vai trò hành chính là của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy, phải kiểm điểm, vì bà này đã qua nhiều nhiệm kỳ chứ không phải chỉ 1 nhiệm kỳ.

Phải đặt câu hỏi là phải làm đến cùng, để thấy được nguyên nhân của hành vi sai phạm và trách nhiệm của ai, chứ không nói chung chung.

Phải làm rõ, làm thế nào người này lại chui vào được, ngoài chuyện thẩm tra xác minh sơ hở thì phải làm rõ trong quá trình đấy có ai chỉ đạo, yêu cầu đặc cách hay không.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Trường/VTC News

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây