Trang chủ Cánh cò Lý do Việt Nam không chỉ đích danh hành vi xâm lược...

Lý do Việt Nam không chỉ đích danh hành vi xâm lược của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc?

208
0

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hòa bình và phát triển bền vững” tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. PTT Phạm Bình Minh tại diễn đàn quốc tế đưa vấn đề Biển Đông trình làng được trông đợi từ trước đó nhưng bài phát biểu không nêu đích danh Trung Quốc là kẻ gây rối khiến không ít người dân bức xúc, thậm chí có ý kiến còn cho rằng đây là một chuyến đi “thất bại”. 

Là một bài phát biểu thất bại hay thành công, âu cũng là suy nghĩ nhận định của riêng mỗi người. Người viết thì nhìn nhận bài phát biểu hệt như câu ông bà ta thường ví von: “Người khôn ăn nói nửa lời…

Ông Phạm Bình Minh nói: “Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng… về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS. Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế…“.

Ủng hộ nhiệt thành và kêu gọi các nước tạo nên một thế giới đa phương. PTT Phạm Bình Minh khẳng định: “chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra là do không có thế giới đa phương”. Tại sao lại đề cập chuyện đa phương vào lúc này? Nếu không phải nhắm vào Trung Quốc thì ai chứ!.

Trung Quốc vốn là nước xưa nay luôn chống lại việc giải quyết vấn đề liên quan đến Biển Đông theo nguyên tắc đa phương. Như bó đũa và chiếc đũa, Trung Quốc thích tách chiếc đũa ra khỏi bó đũa. Nguy cơ chiến tranh thứ Ba có thể xảy ra khi Trung Quốc đang  trong quá trình hình thành Chinazi như Đức quốc xã của Hitler. Nào phải ngẫu nhiên mà không ít các nhà nghiên cứu về an ninh chính trị của Mỹ nói thẳng về nguy cơ này và đề xuất hẳn một mặt trận toàn thế giới ngăn chặn nguy cơ đó. Vậy thì, PTT Phạm Bình Minh không hề ngờ nghệch cảnh báo thế giới về bài học chiến tranh thế giới thứ Hai vô cùng thảm khốc nếu không hình thành diễn đàn và mặt trận đa phương.

Lý do Việt Nam không chỉ đích danh hành vi xâm lược của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc?Theo dõi từ đầu đến cuối băng ghi hình, chúng ta có thể thấy rất rõ. Khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu. Hệt như sự lảng tránh của cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Quốc Dương Khiết Trì trước ánh mắt có lửa của Bộ trưởng Phạm Bình Minh năm nào.

Cũng trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam không loại trừ khả năng giải quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế. “Luật quốc tế là nền tảng cho quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, tham vấn, và qua cơ chế tòa.” Tức là vấn đề Tư chính vẫn còn “bỏ ngỏ”, để đó, chớ không hẵn là “đóng lại”.

Lý do Việt Nam không chỉ đích danh hành vi xâm lược của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc?
Khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu.

Có người thắc mắc: tại sao lại không chỉ đích danh Trung Quốc mà là chỉ nói “các bên liên quan?

Ô hay, tại biển Đông – ngoài Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN thì còn ai vào đây nữa, mà phải cần nói như vậy. Chả nhẽ lại Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, hoặc…Ukraina vào đây ư?

Mọi so sánh đều khập khiễng.

Nhưng, hãy cứ thử hình dung trong một cộng đồng xã hoặc phường cũng có rất nhiều “điểm nóng” và những người liên quan đến những “điểm nóng” này dự họp đều mong muốn được nêu ra cuộc họp. Nếu người phát biểu không đả động đến vì tình hình chung mà chỉ “chăm chăm” nghĩ đến mình, và câu chuyện của mình thì sẽ… ”Xôi hỏng bỏng không”!

Sẽ không được hưởng ứng bằng những tràng vỗ tay ”tán thán” như Phó Phủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh 28/9/2019 vừa qua.

Cuối cùng, hãy đọc kỹ và nghiền ngẫm lại toàn văn bài phát biểu để hiểu nội dung trước khi thất vọng./.

Hà Nhiên

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây