Các vấn đề trên Biển Đông chưa bao giờ “nguội” bởi Trung Quốc luôn dùng trăm phương nghìn kế để thực hiện dã tâm của mình vừa chèo kéo, mồi chài, lừa gạt vừa dọa dẫm, răn đe theo kiểu nắn gân. Điều đáng nói, mỗi quốc gia ứng xử với Trung Quốc lại hoàn toàn khác nhau.
Đó cách thức mà Trung Quốc dương cái bẫy chuột trong đó có miếng phomat dành cho Philippines, với nước này ông Tập Cận Bình vừa đưa ra lời đề nghị hãy gác phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế sang một bên (có nội dung bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc), đổi lại Trung Quốc sẽ hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí tại bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà hiện nay Philippines đang chiếm đóng, Trung Quốc sẽ cho Phi hưởng phần nhiều 60%, còn Trung Quốc chỉ lấy 40%. Trước những lời hứa hẹn, mời chào của ông Tập, Tổng thống Duterte không nói rõ là đồng ý hay không, nhưng nói rằng “EEZ là một phần phán quyết của Tòa Trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để theo đuổi các hoạt động kinh tế”. Điều này thực ra không làm nhiều người ngạc nhiên bởi lâu nay ông Duterte vẫn có xu hướng thân Trung Quốc, hy vọng đảm bảo duy trì các khoản đầu tư hàng tỷ USD. Philippines luôn tránh thách thức, đụng chạm Trung Quốc về các hoạt động coi thường luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Những hành xử của tổng thống Philippines bị ngay người trong nội bộ chính phủ phản đối, người dân thì biểu tình nhằm phản đối việc làm của ông Duterte, họ cho rằng ông đang “bán mình” cho Trung Quốc. (http://www.nhanquyenvn.com/2019/08/philippines-ban-minh-cho-trung-quoc-con-viet-nam-thi-khong-bao-gio.html)
Đáng nói là hành động này rất giống với lý thuyết gác tranh chấp cùng khai thác mà Trung Quốc đã nhiều lần áp dụng, thậm chí từng ve vãn cả Việt Nam. Nhưng cách ứng xử của Việt Nam hoàn toàn khác Philippines, nước ta đã kiên quyết khẳng định lập trường bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thấy Việt Nam cứng rắn, Trung Quốc mới tìm cách cho các đội tàu vào vùng biển nước ta gây hấn. Thế nhưng Việt Nam vẫn không hề sợ, kiên quyết đấu tranh trên thực địa, ra công hàm phản đối, kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay bảo vệ hòa bình biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ của họ.
Có thể thấy, cùng một chiêu bài những hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, với Việt Nam chúng ta hoàn toàn khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường xa cũng như những lợi ích kinh tế, chính trị mà pháp luật quốc tế công nhận cho một quốc gia có chủ quyền. Chúng ta không vì những lợi ích trước mắt mà đặt chân vào cái bẫy của Trung Quốc đã dương ra với rất nhiều sơn hào hải vị đặt trong nó. Những nỗ lực không biết mệt mỏi, chấp nhận vô vàn khó khăn để hoàn thành các mốc giới phân định đường biên giới trên bộ với Trung Quốc là biểu hiện cho những nỗ lực, sự kiên định trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền và bây giờ là cả trên biển. Không phủ nhận những lợi ích về kinh tế trước mắt mà Trung Quốc vẽ ra là rất lớn nhưng với việc khẳng định, bảo vệ được chủ quyền của mình đối với vùng biển của tổ quốc thì Việt Nam có rất nhiều cách để thu được những lợi ích chính đáng ĐƯƠNG NHIÊN thuộc về mình mà không phải đánh đổi hay chia sẻ nó với bất kì một quốc gia nào đặc biệt là Trung Quốc./.
NGẠO