Trang chủ Đấu trường dân chủ Trò diễn ‘nhàm’ của tổ chức phóng viên không biên giới

Trò diễn ‘nhàm’ của tổ chức phóng viên không biên giới

195
0

Rạng sáng 13-9-2019, tại Berlin – Đức, tổ chức Phóng viên không biên giới lại giở chiêu trò trao giải Tự do báo chí, hạng mục “Ảnh hưởng” cho Phạm Đoan Trang, đối tượng từng có nhiều hành động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Vậy đâu là sự thật về tổ chức Phóng viên không biên giới và vì sao lại dựng Phạm Đoan Trang để trao giải?

Phóng viên không biên giới “hành, ngôn bất nhất”

Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Tiếng Pháp: Reporters sans frontières: RSF) là một tổ chức phi chính phủ với phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Mục đích của họ được cho là bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.

Tổ chức này lấy Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền làm cơ sở để hành động. Phóng viên không biên giới được Robert Ménard, Rémy Loury, Jacques Molénat và Élmilien Jubineau sáng lập tại Montpellier, Pháp, năm 1985. Hiện, tổ chức này có trụ sở tại quận 2, Paris; mở văn phòng tại Berlin, Brussels, Geneva, Madrid, Rome, Stockholm, Tunis, Vienna và Washington DC.

Văn phòng đầu tiên của họ ở châu Á, đặt tại Đài Bắc, Đài Loan vào tháng 7-2017. Ngoài ra tổ chức còn hoạt động chung với 150 thông tin viên, phóng viên trên khắp các châu lục cũng như với hàng chục tổ chức đảng phái độc lập với chính phủ.

Trò diễn 'nhàm' của tổ chức phóng viên không biên giới

Người đàn bà không biết liêm sỉ, lăng loàn và bất lương

Viện dẫn Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc về nhân quyền, tự do ngôn luận, tổ chức này tuyên bố theo đuổi tự do chân lý khách quan là một yếu tố của phẩm giá và tự do của con người, cho rằng tự do ngôn luận và thông tin là tự do đầu tiên.

Những phương châm mang nhiều ý nghĩa câu từ mỹ miều hơn là khẳng định giá trị hành động mà họ đưa ra: “Phóng viên không biên giới – RSF là tổ chức lớn nhất thế giới bảo vệ tự do báo chí, được hiểu là quyền tự do của con người để thông báo và được thông báo”. Với những tuyên bố và phương châm hành động như vậy, song thực tế, hoạt động của tổ chức này có đúng tôn chỉ, mục đích? Các báo cáo, giải thưởng có mang tính khách quan, chân thực?

Đối với Việt Nam, báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới thường niên vu cáo Việt Nam, cho rằng các cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam nên “nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do”.

Tổ chức này xuyên tạc chính quyền cộng sản “đang tìm cách đàn áp và sách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử dụng công an thường phục”; vu cáo đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Theo Wikipedia dẫn một điều tra của 2 nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Đức) thì tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỉ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarno hàng triệu đô la Mỹ và từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Mỹ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.

Rồi nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và “ông hoàng” truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi và nhà tỉ phú Franois Pinault. Ngoài ra công ty quảng cáo nổi tiếng Saatchi & Saatchi tại New York đều thực hiện miễn phí toàn bộ các hoạt động chung quanh quan hệ công chúng cho tổ chức này.

Theo thông tin chính thức của RSF, ngay từ 2013, nguồn ngân sách hoạt động hằng năm lên đến nhiều triệu euro, trong đó có đến trên 70% do các chính phủ và các nhà tài phiệt tài trợ.

Với thực tế tài chính như vậy, đủ hiểu để tổ chức này hoạt động vì ai, nhằm mục đích gì. Những cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” hằng năm đối với các quốc gia hay giải “nhân quyền”, “tự do báo chí” mà RSF thực chất chỉ giống như “mồi câu”, nhử các cá nhân có hành vi chống đối nhà nước sở tại cố gắng “lập thành tích” bằng các trò quấy phá, chống đối để lĩnh thưởng! “Ăn cây nào rào cây đấy”, RSF chủ yếu phục vụ mục đích chính trị của các thế lực núp sau cái bóng gọi là tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền.

Do vậy, người ta cũng dễ hiểu, xếp hạng của RSF luôn dựa vào danh sách củaBộ Ngoại giao Mỹ dành sự “quan tâm” ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các nước như Iran, Syria, TriềuTiên, Việt Nam, Cuba, Trung Quốc; tuy nhiên lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh.

Thí dụ, RSF không đưa tin về những người hoạt động trên lĩnh vựctruyền thông bị giết hại tại Philippines, mặc dù từ năm 1986 đến nay có 176 nhà báo bị giết hại ở nước này. Rồi trường hợp 5 người Cuba bị giam ở Miami, nhà báo M.A.Jamal (M.A.Gia-man) bị kết án tử hình, nhưng RSF không đề cập qua bất cứ câu chữ nào trong các bản báo cáo.

Nói về RSF, ngay trên quê hương của Phóng viên không biên giới, đúng như Giáo sư Salim Lamrani – nhà văn và nhà báo người Pháp chuyên về quan hệ Mỹ-Cuba – trên tạp chí “Nghiên cứu toàn cầu” trong bài “Sự lừa dối của Phóng viên không biết giới”, ông viết: “Như người ta có thể dễ dàng thấy, Phóng viên không biên giới không phải là một nguồn đáng tin cậy. Chương trình nghị sự chính trị ẩn giấu của nó đã trở nên quá rõ ràng và ác ý của nó đối với một số quốc gia nằm trong danh sách đen của Mỹ hầu như không phải là vấn đề trùng hợp.

Những đóng góp hào phóng nhận được từ NED giải thích sự liên kết của RSF với Nhà Trắng.Robert Menard không chỉ đạo một tổ chức bảo vệ các quyền tự do báo chí, mà thay vào đó, một văn phòng tuyên truyền được tài trợ bởi các tập đoàn kinh tế và tài chính phục vụ cho thế lực hùng mạnh”. Hay như nhà báo Safaa Kasraoui của tờ Moroco World News đánh giá: “Báo cáo của RSF là sai lệch, không chính xác và không tính đến, theo cách khách quan và vô tư của nhiều chỉ số tích cực về môi trường cởi mở và tự do do báo chí”.

Phạm Đoan Trang: Khi niềm tin lạc lối

Theo dõi hoạt động của Phóng viên không biên giới nhiều năm, nhiều người không lấy làm bất ngờ trong nhiều ngày qua, RSF công bố danh sách đề cử và ngày 13-9-2019 vừa qua tổ chức trao giải tự do báo chí cho 3 người, trong đó có Phạm Đoan Trang. Cô ta là ai?

Phạm Đoan Trang, sinh năm 1978 tại Hà Nội trong một gia đình cơ bản, được ăn học tử tế, từng là học sinh trường Hà Nội – Amstesdam. Nhiều người phải thừa nhận Phạm Đoan Trang có năng lực học hành, viết lách sắc sảo, có tài năng, từng là phóng viên có triển vọng tại nhiều tờ báo ở Việt Nam như: Vnexpress, Vietnamnet, Pháp luật… Tuy nhiên, có chút năng lực nhưng vì các động cơ cá nhân, Phạm Đoan Trang đã đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân, Đảng và Nhà nước.

>>Phạm Đoan Trang-Kẻ mang danh nhà báo tự do không còn biết ‘liêm sỉ’

Trong nhiều bài viết, nhiều cuốn sách như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”… (đều xuất bản chui), Phạm Đoan Trang xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, kích động những người nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, chống phá chính quyền, nhà nước, làm mất an ninh trật tự, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chính trị ở Việt Nam.

Trong phát ngôn cũng như hoạt động của mình, Phạm Đoan Trang bất chấp đạo lý, luôn thể hiện cái gọi là tinh thần “dấn thân”, đã liên kết với một số blogger chống phá dưới các trướng “dân chủ”, “xã hội dân sự”, hô hào mang lại “tự do, dân chủ, nhân quyền” cho Việt Nam! Nguy hiểm hơn, đối tượng này được cho là thành viên, phối hợp tích cực với Tổ chức Việt Tân (tổ chức đã được Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố), “ngưu lai, mã khứ tầm quy” cùng với Phạm Chí Dũng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải… “nội công, ngoại kích”, không từ âm mưu, thủ đoạn nào nói xấu đất nước, chế độ, lên án xã hội, vu cáo chính quyền đến thực hiện âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Với thủ đoạn “dẫn lang nhập thất”, Phạm Đoan Trang liên hệ với nhiều tổ chức, ủy ban nhân quyền quốc tế để đối thoại, thảo luận trước các báo cáo định kỳ phổ quát liên quan đến tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam; trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông, mạng hải ngoại vu cáo thực tiễn vấn đề quyền con người. Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch của các tổ chức, cộng đồng quốc tế, gây sức ép đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập, đàm phán, ký kết các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Với một chân tướng như vậy, thật kệch cỡm cho một giải tự do báo chí “treo đầu dê, bán thịt chó” của RSF và cũng thật tiếc cho một niềm tin lạc lối, không biết “quay đầu là bờ”…

Lê Vĩnh Bình (Học viện Chính trị CAND)

Nguồn: Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây