Trang chủ Tin tức BOT, PPP giao thông bị "định kiến" từ người dân và báo...

BOT, PPP giao thông bị "định kiến" từ người dân và báo chí?

155
0

Những năm gần đây, nhiều nguồn lực xã hội đã được huy động, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, mang lại thành quả to lớn cho đất nước…

Sáng 4/9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ, tổ chức Hội thảo “Truyền thông về hạ tầng giao thông: Nhìn nhận và định hướng”.

BOT, PPP giao thông bị "định kiến" từ người dân và báo chí?

PGS.TS Trần Chủng (trái) và Nhà báo Hồ Quang Lợi (phải) chủ trì Hội thảo.

Rất đông các đại biểu của Hội Nhà báo Việt Nam; Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ, đại diện Bộ GTVT cùng đại diện các Bộ, ngành, địa phương và một số DN trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tham dự.

Các đại biểu đã tập trung phân tích, thảo luận về hiệu ứng tích cực của mô hình hợp tác công tư – PPP, thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Nhiều bất cập trong việc cung cấp thông tin, tuyên truyền về hạ tầng giao thông đã được các chuyên gia, nhà đầu tư và đại diện các cơ quan báo chí-truyền thông chỉ ra tại hội thảo.

Những “định kiến” có sẵn về BOT, PPP giao thông

Thời gian qua, việc huy động vốn theo hình thức đối tác công-tư (PPP) được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

BOT, PPP giao thông bị "định kiến" từ người dân và báo chí?

Thời gian qua, việc huy động vốn theo hình thức đối tác công-tư (PPP) được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Các ý kiến đưa ra tại hội thảo cho rằng, sau hơn 20 năm triển khai, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây, BOT, PPP đã góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt giao thông trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy một số tồn tại, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện: việc kiểm soát chi phí đầu tư chưa chặt chẽ; còn sai sót trong quá trình thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư; nhiều dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu (dẫn đến tình trạng hạn chế tính cạnh tranh, dư luận nghi ngờ về tính minh bạch); vị trí trạm thu phí, chính sách thu phí còn bất cập dẫn đến “làn sóng” phản ứng của người dân…

Từ đó, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, khi những “định kiến” vẫn tồn tại, hình thành nên những rào cản trong nhận thức khiến người dân có cách nhìn, cách hiểu chưa đúng về hạ tầng giao thông thì vai trò của “chiếc cầu nối” (giữa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân) rất quan trọng.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hạ tầng giao thông, báo chí có vai trò quan trọng: vừa tuyên truyền, phổ biến, phản ánh thực tiễn sinh động vừa giám sát và phản biện chủ trương, chính sách; đồng thời là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

BOT, PPP giao thông bị "định kiến" từ người dân và báo chí?

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực, báo chí cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để nhân dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực, báo chí cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để nhân dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

“Trên thực tế, có nhiều góc nhìn khác nhau về những câu chuyện liên quan đến hạ tầng giao thông. Đặc biệt, trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, tin giả tràn lan, dư luận đã nhiều phen “dậy sóng”.

Hơn nữa, những vấn đề được đưa ra trên báo chí theo vụ việc, theo tuyến bài nhỏ lẻ, theo cách đưa thông tin một chiều…khiến nhiều vụ việc bị đẩy đi quá xa. Điều đó dẫn tới hệ lụy cho những ‘người trong cuộc’ (từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà đầu tư tới các doanh nghiệp, người dân…),” đại diện Hội Nhà báo cho biết.

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Hồ Minh Hoàng (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả) cho rằng: “Hiện nay, có một số nhà báo, cộng tác viên báo chí mang định kiến rằng, cứ BOT là “móc túi” người dân, lợi ích nhóm. Trong khi thông tin về diễn biến các vụ việc gây mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí, các cuộc thanh kiểm tra đối với các dự án BOT được đăng tải dày đặc, cập nhật liên tục thì tiếng nói của nhà đầu tư lại được đưa hạn chế”.

Có cùng quan điểm trên, đại tá-nhà báo Nguyễn Hòa Văn (Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam) cho biết, bên cạnh những bài viết có tác dụng cảnh báo, ngăn chặn tiêu cực, thất thoát trong đầu tư BOT, còn có không ít bài viết với góc nhìn định kiến, thiếu thiện chí. Hiện nay, báo chí và truyền thông mạng xã hội thường xuyên chỉ trích nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về những tồn tại, bất cập của các dự án BOT; thiếu những bài viết đề cập đến những kết quả tích cực, những kinh nghiệm hay, bài học đắt giá trong việc triển khai BOT.

BOT, PPP giao thông bị "định kiến" từ người dân và báo chí?

Cần nhận thức rõ, việc huy động vốn theo hình thức đối tác công-tư (PPP) là chủ trương đúng đắn, góp phần giải quyết vấn đề hiệu quả thấp của đầu tư công, vấn đề về vốn trong đầu tư toàn xã hội.

“Nguyên nhân chính của sự nhìn nhận sai lệch nói trên là do qúa trình thực hiện chủ trương đúng đắn này, việc xây dựng chính sách pháp luật chưa theo kịp yêu cầu, còn để tồn tại quá nhiều vướng mắc, bất cập. Sự suy thoái, tham nhũng của bộ máy công quyền và sự tham muốn lợi nhuận cao của một số nhà đầu tư đã hình thành nhóm lợi ích và sự gian dối để đạt được mục đích riêng” – Nhà báo Nguyễn Hòa Văn lý giải.

Nhìn nhận khách quan, ưu và nhược của BOT, PPP

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng cần thông tin rộng rãi chủ, chính sách, pháp luật, định hướng phát triển hạ tầng giao thông (trong đó, chú trọng đến chính sách đầu tư, cơ chế công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án ở Việt Nam) để nhân dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

“Mặt khác, đội ngũ người làm báo cần nhận thức rõ, việc huy động vốn theo hình thức đối tác công-tư (PPP) là chủ trương đúng đắn, góp phần giải quyết vấn đề hiệu quả thấp của đầu tư công, vấn đề về vốn trong đầu tư toàn xã hội. PPP đã mở ra cơ hội, điều kiện huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước,” ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Chia sẻ kỹ hơn về định hướng công tác thông tin tuyên truyền về đầu tư hạ tầng giao thông hiện nay, nhiều nhà báo đề nghị các nhà đầu tư cần cung cấp các thông tin chính xác liên quan đến công tác đầu tư, tiến độ xây dựng, những vấn đề phát sinh để thông tin đăng tải trên báo chí được khách quan, toàn diện.

Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng nên có phản hồi, trao đổi về những vấn đề mà báo chí mà báo chí đã đăng tải, để tạo nên luồng thông tin chính xác, đúng với bản chất sự việc./.

Nguồn: VOV

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây