Không phải đợi quá lâu, nếu như ngày 27/8/2019, Thanh tra Chính phủ và TP Hà Nội thông tin về quá trình thanh tra việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Một ngày sau đó ĐBQH Dương Trung Quốc đã đăng đàn trả lời báo giới. Điều đáng nói đầu tiên, tờ báo ông này trả lời là Dân Việt, một trang tin chuyên đưa những tin giật gân, câu khách.
Ngay trong đoạn trao đổi nhanh với PV Dân Việt, nhà sử học kiểm Đại biểu Quốc hội này đã tuyên bố rằng: “ĐBQH Dương Trung Quốc cho hay, qua vụ việc ở Đồng Tâm thấy cách trình bày, lý giải của các cơ quan chức năng là chính quyền luôn đúng, còn dân sai. Cách thông tin của các cơ quan chức năng một chiều, khó thuyết phục. Nhà sử học cũng khẳng định, với ông vụ việc ở Đồng Tâm vẫn chưa kết thúc”.
Đọc xong đoạn này, Mõ có cảm giác như vị đại biểu này đang có một sự hăm doạ, thách đố chính quyền các cấp, ngay cả khi đã có những kết luận cuối cùng về vụ việc.
Và để trả lời cho việc tại sao ông khẳng định, vụ việc tại Đồng Tâm vẫn chưa kết thúc, Ông Quốc đã dẫn ra khá nhiều lí do. Đầu tiên là vấn đề bản đồ đất sân bay Miếu Môn: “Tại sao, hôm qua (27/8), cơ quan chức năng mới đưa ra tấm bản đồ đất sân bay Miếu Môn ra, bản đồ này nói được vẽ năm 1992, còn đất cấp năm 1980, sau 2 lần thanh tra nay mới đưa ra, vậy vấn đề là thế nào. Tại sao không công khai với người dân Đồng Tâm ngay từ đầu về việc có bản đồ, đấy cơ sở pháp lý, làm như vậy thì người dân làm gì khiếu kiện.
Nếu như người dân có nhầm thì lỗi đầu tiên thuộc về các cơ quan chức năng, đó là không công khai, minh bạch. Ở đây cọc để xác định danh giới đất thì chôn sâu dưới mặt đất, còn bản đồ thì không công khai từ đầu”, ĐBQH Dương Trung Quốc nói”.
Bất chấp trong cuộc làm việc hôm 27/8/2019, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho biết, các chứng cứ pháp lý và diễn biến khách quan gần 40 năm khẳng định, phần đất diện tích xã Đồng Tâm bàn giao cho quân đội chỉ là một phần trong diện tích 236,7ha là đất quốc phòng. Sau quá trình bàn giao, cắm mốc, tiếp quản, quản lý suốt những năm 1980 đến năm 1992, các bên liên quan đã lập bản đồ, có chữ kí UBND các xã giao đất cho đơn vị quân đội. 57 cột mốc đã được cơ quan chuyên môn kiểm định. Rằng, từ năm 1980 chỉ có 5 hộ, sau đó mua bán chuyển nhượng trái phép thành 14 hộ. Trong số những hộ này không có hộ của ông Lê Đình Kình và những người đồng quan điểm với ông Kình. Gia đình ông Kình ở hoàn toàn cách xa diện tích sân bay.
Cũng xin nói đây là vấn đề được ông Quốc nêu ra khá nhiều lần và đã được đại diện chính quyền Hà Nội, Thanh tra Chính phủ trả lời… Rằng không phải là dân Đồng Tâm không biết vấn đề quy hoạch hay đâu là đất Quốc phòng mà đơn giản họ cố tình lãng quên để trục lợi như khẳng định của Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Vấn đề thứ hai được ông Quốc nói đến là cái tư cách của ông Kình. Theo ông Quốc, “ông Lê Đình Kình là công dân có quyền phát biểu về những vấn đề liên quan đến đất đai của Đồng Tâm, còn như ông phát biểu sai thì phía đại diện Nhà nước phải chứng minh và thuyết phục” – điều đó hoàn toàn đúng nhưng việc ông Lê Đình Kình huy động tiền và tổ chức cho đông người khiếu kiện thì hoàn toàn khác. Nghĩa là khi đó, ông Kình đã lấn sang những tư cách khác mà ở đó ông Kình hoàn toàn không được phép; có chăng là những người có quyền lợi liên quan, còn ông Kình chẳng qua đóng vai trò của người lĩnh xướng, ăn hôi tầm thường mà thôi.
Ông Quốc dẫn ra lời của người dân nói về chuyện ông Kình huy động tiền, rằng: “tôi hỏi người dân ở Đồng Tâm, họ nói tiền đó dùng để thuê luật sư, đó là quyền của người dân. Còn Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói ông Lê Đình Kình có việc huy động tiền đóng của một số đối tượng ở xã Đồng Tâm để tham gia đi khiếu kiện, lợi dụng việc khiếu kiện nhằm mục tiêu cuối cùng muốn trục lợi, tôi đề nghị làm đến cùng việc đó”. Riêng chuyện này thì xin thưa ông Quốc quá lẻo mép và lí sự; ông cố tình tách bạch hai sự việc mà quên mất rằng giữa hai sự việc có sự liên đới đặc biệt với nhau. Người dân (trong đó có ông Kình có quyền huy động tiền để thuê luật sư khiếu kiện; nhưng đừng quên việc đó hướng đến việc bắt buộc cơ quan chức năng liên quan phải tính đến việc bồi thường theo yêu sách, nội dung khiếu kiện. Thử hỏi, có phải điều đó hướng đến việc trục lợi không?
Cuối bài phát biểu ông Dương Trung Quốc đề cập tới một sự việc mà nhiều người khi tiếp cận đều nói rằng, nó đã xưa như trái đất: “Trước đây chính ông Lê Đình Kình từng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ và xử lý ông về tội Vu khống nếu như Công an TP. Hà Nội khẳng định không có chuyện cán bộ Công an đánh ông gãy chân như đơn tố giác. (Ông Lê Đình Kình tố cáo bị cán bộ Công an đánh gẫy chân. Liên quan đến việc này, ĐB Dương Trung Quốc trong bài phát biểu đã nêu ra trước Quốc hội (tháng 11/2017). Trả lời việc này trước Quốc hội, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, sự việc xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình ông Kình xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân).
“Nếu cho rằng ông Kình tố cáo việc bị Công an đánh gãy chân là không đúng, nghĩa là ông đã vu khống. Tại sao các cơ quan bảo vệ pháp luật không làm rõ để xử lý về hành vi vu khống. Còn câu chuyện hiện nay, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói rằng ông Kình huy động tiền để trục lợi thì phải làm rõ và xử lý về hành vi này, cơ quan chức năng có làm không?”, ĐBQH Dương Trung Quốc nêu vấn đề”.
Sự việc này đến nay mà nói thì nó đã mất đi tính thời sự cần thiết; nó không khác gì bới móc chuyện cũ; cũng không liên quan quá nhiều tới những nội dung được Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội nêu lên tại cuộc làm việc hôm 27/8. Vậy nhưng ông Quốc vẫn nhắc lại và xin khẳng định đấy là cách ông Quốc bới lại chuyện cũ; là cách ông đánh lạc hướng dư luận, lèo lái và cố tình kéo ông Kình vào cuộc sau khi Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định: “Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ông Kình là người không có quyền và lợi ích hợp pháp tại khu vực sân bay Miếu Môn. Vì vậy, ông không có quyền khiếu nại kết luận của thanh tra vì không phải đối tượng của cuộc thanh tra. Đối tượng của thanh tra là chính quyền các cấp TP Hà Nội, hộ sử dụng đất“. Nhưng xem chừng điều đó hết sức ngây ngô; ai đời lại dẫn về bằng việc ông Kình có quyền khiếu kiện vì trước đó ông đã yêu cầu cơ quan chức năng xử lý mình để kéo ông Kình vào cuộc.
Có lẽ với những điều được nói ra, có lẽ UBND Tp Hà Nội và cả Thanh tra Chính phủ có quyền không đếm xỉa tới ông Quốc với chuyện bên lề Đồng Tâm.
Nguồn: Mõ làng