RFA hôm 22/8 cho hay: “Ngày 22/08/2019 là một ngày rất quan trọng và đầy ý nghĩa đối với các cộng đồng và tổ chức tôn giáo trên toàn cầu, khi được Liên Hiệp Quốc (LHQ) lựa chọn trở thành ngày lễ quốc tế hàng năm để tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin”. Được biết một số người đã cho đây là cơ hội để xuyên tạc, bôi nhọ về chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo.
RFA đưa tin về “ngày quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vi tôn giáo hay niềm tin
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau cùng hoạt động. Có thể thấy hiếm có một quốc gia nào trên thế giới có nhiều tôn giáo như Việt Nam mà không xảy ra xung đột giữa các tôn giáo. Điều này thể hiện quan điểm chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là việc thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo; sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm.
Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng để tiến hành các hoạt động phức tạp về an ninh như lôi kéo quần chúng nhân dân tham gia vào các cuộc khiếu kiện, biểu tình chống chính quyền hay lồng ghép các quan điểm, tư tưởng thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ vào các buổi giao giảng tại các nhà thờ gây định hướng sai dư luận xã hội,…
Khi mà một số đối tượng bị lực lượng chức năng bắt, xử lý trước pháp luật với các bằng chứng đã rõ thì các đối tượng lại cho rằng chúng ta đàn áp tôn giáo, từ đó vu cáo rằng “Việt Nam không có tự do tôn giáo”.
Thực tế thì không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nơi trên thế giới thì mọi công dân đều phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật đều phải được trừng trị trước nghiêm minh không kể người này có theo tôn giáo hay không theo một tôn giáo nào.
Ngay sau khi Ủy ban Công lý & Hòa Bình gửi thư ngỏ về cái gọi là “Lễ tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin đầu tiên trên thế giới” lần này thì đã không được nhiều tôn giáo tại Việt Nam hưởng ứng mà chỉ có một số giáo xứ như Giáo xứ Thái Hà, ở Hà Nội hay Giáo xứ Song Ngọc, ở Nghệ An đã tiến hành tổ chức tưởng niệm. Ngoài ra thì có một số nhà “dân chủ” đội lốt thầy tu tham gia như Hòa thượng Thích Không Tánh, thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hay Mục sư Nguyễn Hồng Quang, thuộc Giáo hội Tin lành Mennonite độc lập…
Trong khi Nhà nước đang căng mình bảo vệ chủ quyền biển đảo, thì đáng buồn thay, một số “nhà dân chủ” đội lốt thầy tu lại tổ chức về cái gọi là “Lễ tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin đầu tiên trên thế giới” để cầu nguyện cho những kẻ phá hoại đất nước.
Có thể nói, sự việc lợi dụng về cái gọi là tổ chức “Lễ tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin đầu tiên trên thế giới” chỉ là cái cớ mà một số linh mục, mục sư, hòa thượng tự tạo ra rồi lu lòa rằng chính quyền ngăn cản, từ đó vu cáo Việt Nam không có tự do tôn giáo. Như trường hợp của Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Giáo phái Cao Đài Chơn Truyền Tòa Thánh Tây Ninh, ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trả lời đài RFA cho rằng: “Một số anh em trong các hương đạo cũng muốn tưởng niệm những người, chẳng hạn trước đây bị bỏ tù và một số đang ở tù…Nhưng mà hình như công an biết trước và sáng nay công an cũng vô nhà tôi hai lần. Mây hôm rồi đi cúng liên gia thì công an cũng canh nên không tổ chức được”.
-
Thúy Kiều
Nguồn: Người con Đất Mẹ