Trang chủ Đối tượng Thông não cho Nguyễn Tường Thụy về quyền biểu tình

Thông não cho Nguyễn Tường Thụy về quyền biểu tình

202
0

Thông não cho anh Nguyễn Tường Thụy tí nhẻ.

Hôm 14/8/2019, anh Nguyễn Tường Thụy viết bài “Đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bằng các biện pháp vi hiến” trên blog của mình. Trong bài này anh viết: “Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm” và phán như đúng rồi rằng, “Đàn áp biểu tình chống Trung Quốc là vi hiến“.

Thông não cho Nguyễn Tường Thụy về quyền biểu tình

Để chứng minh cho lập luận này anh Thụy viết: “Trước hết, cần khẳng định, nhà cầm quyền đàn áp biểu tình là vi hiến. Điều 25 Hiến pháp xác nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Như vậy, không ai có thể tước đi quyền biểu tình của công dân. Nhà cầm quyền chỉ có thể ngăn chặn những hành vi quá khích như bạo loạn, đập phá. Những hành vi này sẽ bị điều chỉnh bởi các luật khác ví dụ Bộ luật hình sự chứ không phải bị xử vì tội biểu tình hay kêu gọi biểu tình. Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm. Tuy nhiên điều 25 thòng một câu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vậy hoạt động biểu tình do luật nào qui định? Đó là Luật biểu tình mà quốc hội chây ỳ, không chịu ban hành. Mặc dù vậy, chưa có luật biểu tình không có nghĩa là người dân không được biểu tình. Người dân vẫn có quyền thực hiện quyền biểu tình theo cách hiểu của họ, tức là thể hiện thái độ đối với một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội bức xúc nào đó trong trật tự và ôn hòa. Ngăn chặn, đàn áp biểu tình ôn hòa bằng cách rình rập tận nhà từng người, bắt bớ, đánh đập người tham gia biểu tình ôn hòa là hoàn toàn vi phạm pháp luật.“.

Tìm hiểu các quy định của pháp luật về biểu tình là tốt. Tìm hiểu để thực thi quyền lợi của mình mà không vi phạm pháp luật lại càng tốt. Tôi khen. 

Anh cũng nói, “ở Việt Nam biểu tình là quyền được Hiến pháp ghi nhận, qua đó công dân có quyền thực thi quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước“. Câu này anh lại đúng đúng, tôi lại ban khen.

Tôi đã khen anh 2 phát liền, nhưng tôi chê anh vì anh đang sử dụng ngòi bút để “đánh lận đỏ đen” và cố tình lờ đi những văn bản pháp luật điều chỉnh quyền biểu tình hiện hành.

Nói thế này cho dễ hình dung. Hiến pháp chỉ là những quy định chung, còn vận dụng vào thực tế thì cần các quy định của Pháp luật, bao gồm các Luật, Bộ luật, Nghị định và Thông tư. Về nguyên tắc, các Luật, Bộ luật, Nghị định và Thông tư không được trái với Hiến pháp. Được chưa?

Giờ tôi tiếp tục khai não cho anh. Đầu tiên, cần biết rằng quyền biểu tình là một trong các quyền công dân cơ bản được quy định trong Hiến pháp Việt Nam 2013. 

Tại Điều 25 của Hiến pháp ghi: “Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do Pháp luật quy định.

Anh Thụy và đồng bọn chú ý đến câu cuối: “Việc thực hiện các quyền này do Pháp luật quy định.”. Câu này có nghĩa Hiến pháp đã quy định, song việc thực hiện quyền này lại do “Pháp luật” quy định. “Pháp luật” ở đây là Luật, Nghị định và Thông tư. Khi chưa có Luật thì các Nghị định và Thông tư sẽ điều chỉnh hành vi này.

Tại Điều 14 chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp 2013 cũng quy định (1). Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; (2). Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Theo đó, tại (1) các quyền con người, quyền công dân của anh được đảm bảo không chỉ bởi Hiến pháp mà còn được đảm bảo bằng Pháp luật (không phải chỉ đảm bảo bằng Luật như anh viết). Đặc biệt, (2) quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Hiến pháp quy định anh có quyền biểu tình, nhưng điều 25 Hiến pháp cũng ghi rõ “Việc thực hiện các quyền này do Pháp luật quy định” có nghĩa anh có quyền biểu tình, nhưng biểu tình ở đâu, khi nào, phương thức nào, giới hạn đến đâu thì phải có Pháp luật quy định. Nên nhớ ở đây là “Pháp luật” chứ không phải chỉ có “Luật” quy định. 

Anh Nguyễn Tường Thụy đang thực hiện thủ pháp “đánh lận đỏ đen” để đồng nhất 2 khái niệm “Pháp luật” và “Luật“. Đây là hai vấn đề khác nhau. “Luật” là điều nêu lên cho mọi người theo để làm đúng quy ước đã được công nhận, trong khi đó thì “Pháp luật“, là phép tắc do Nhà nước đặt ra để quy định hành vi của mọi người (Từ điển tiếng Việt NXBKHXH-1977). Về điểm này, tôi tin anh Thụy biết rõ, nhưng cố tình đánh tráo 2 khái niệm trên nhằm mục đích dẫn dắt người đọc tin rằng, ngoài Hiến Pháp ra, không còn có bất cứ văn bản quy phạm Pháp luật nào quy định về biểu tình cả. Và như thế, cứ theo Hiến Pháp mà làm, vì “chưa có quy định thì có quyền” và “không bị hạn chế“.

Như trên đã nói, các quyền con người, quyền công dân của anh được đảm bảo không chỉ bởi Hiến pháp mà còn được đảm bảo bằng Pháp luật. Trong điều kiện hiện tại, dù chưa có luật, nhưng quyền đó vẫn được đảm bảo bằng các văn bản quy phạm pháp luật là Nghị Định và Thông tư. Những Nghị định và Thông tư đã bị anh Thụy cố tình lờ đi để dẫn dụ người đọc.

Nghị định số 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005, quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, không đề cập đến khái niệm “biểu tình”, nhưng khái niệm “tập trung đông người” được đề cập tới 21 lần. Bất cứ đọc thông viết thạo đều có thể hiểu “tụ tập đông người tại nơi công cộng” là cái gốc của “biểu tình”, hay nói cách khác là quy định về “tụ tập đông người tại nơi công cộng” đã bao hàm trong đó cả “biểu tình“. 

Trong khi đó Thông tư 09 hướng dẫn thực hiện Nghị định 38 quy định, nếu tụ tập đông người ở nơi công cộng là phải xin phép trước (từ 5 người trở lên). Và chắc anh Thụy biết rõ rằng, để xin phép thì phải có chủ thể chịu trách nhiệm để xin phép, có đơn xin phép, có người đại diện kí đơn và người làm đơn phải có đủ tư cách pháp nhân. Trong đơn phải nói rõ những điều như Nghị định yêu cầu, phải có cam kết tôn trọng luật pháp. Nếu chưa có những thứ đó hoặc có nhưng chưa được phê duyệt mà cứ tụ tập “để biểu tình” thì đó là hành vi bất hợp pháp.

Cuối cùng, cho dù anh có lý luận như thế nào đi nữa thì anh cũng phải có giấy phép để thể hiện tính hợp pháp của việc biểu tình. 

Chúc anh Nguyễn Tường Thụy mau chóng tổ chức được một cuộc biểu tình hợp pháp.

Cuteo@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây