Câu nói “Đã ngu mà còn cố tỏ ra nguy hiểm” thật đúng với trường hợp của Nguyễn Tường Thụy.
Ngày 14/8/2019, trên trang blog của Nguyễn Tường Thụy có một bài viết mang tên “Đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bằng các biện pháp vi hiến” do chính Thụy viết. Bài viết này sau đó được RFA và “Hội Nhà báo độc lập” dẫn về đăng lại.
http://ntuongthuy.blogspot.com/2019/08/an-ap-bieu-tinh-chong-trung-cong-xam.html
Nhà “dân chủ” Nguyễn Tường Thụy (Ảnh Internet)
Trong bài viết, Thụy tỏ ra nguy hiểm khi thể hiện sự hiểu biết của mình về pháp luật. Bằng việc viện dẫn quy định tại Điều 25 Hiến pháp, Thụy cho rằng “Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm”, qua đó khẳng định chắc nịch một câu rằng “Đàn áp biểu tình chống Trung Quốc là vi hiến”.
Thụy viết: “Trước hết, cần khẳng định, nhà cầm quyền đàn áp biểu tình là vi hiến.
Điều 25 Hiến pháp xác nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Như vậy, không ai có thể tước đi quyền biểu tình của công dân. Nhà cầm quyền chỉ có thể ngăn chặn những hành vi quá khích như bạo loạn, đập phá. Những hành vi này sẽ bị điều chỉnh bởi các luật khác ví dụ Bộ luật hình sự chứ không phải bị xử vì tội biểu tình hay kêu gọi biểu tình. Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm.
Tuy nhiên điều 25 thòng một câu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vậy hoạt động biểu tình do luật nào qui định? Đó là Luật biểu tình mà quốc hội chây ỳ, không chịu ban hành. Mặc dù vậy, chưa có luật biểu tình không có nghĩa là người dân không được biểu tình. Người dân vẫn có quyền thực hiện quyền biểu tình theo cách hiểu của họ, tức là thể hiện thái độ đối với một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội bức xúc nào đó trong trật tự và ôn hòa.
Ngăn chặn, đàn áp biểu tình ôn hòa bằng cách rình rập tận nhà từng người, bắt bớ, đánh đập người tham gia biểu tình ôn hòa là hoàn toàn vi phạm pháp luật.”
Thụy đã đúng khi nói rằng, ở Việt Nam biểu tình là quyền được Hiến pháp ghi nhận, qua đó công dân có quyền thực thi quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước. Nhưng Thụy lại cố tình quên mất rằng, biểu tình không phải là quyền tuyệt đối mà là quyền bị hạn chế. Nó bị giới hạn bởi khoản 2 Điều 14 Hiến pháp: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”; và ngay tại Điều 25 Hiến pháp cũng quy định “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Mặc dù pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng cho biểu tình nhưng đã có quy định về các hành vi khác có liên quan như tụ tập đông người ở nơi công cộng. Khái niệm tụ tập đông người bao hàm cả hoạt động biểu tình trong đó. Tiện đây xin nhắc cho Thụy hiểu rằng: Không những chỉ có Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh hoạt động biểu tình mà còn có Thông tư 09/2005/TT-BCA ngày 5/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38 về biện pháp đảm bảo trật tự công cộng. Trong đó nói rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm; Nguyên tắc xử lí vi phạm; Về thủ tục đăng kí hoạt động tập trung đông người nơi công cộng…
Nếu Thụy và những nhà “dân chủ” nửa mùa muốn đi biểu tình thì nên đọc cho kỹ những văn bản pháp luật nói trên rồi từ đó mà chấp hành cho đúng quy định; đừng có ngồi phòng lạnh rồi lại gào lên luận điệu cũ rích rằng “chính quyền cấm biểu tình là vi hiến”./.
Đắc Chí
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)