Trang chủ Loa Phường Giận dữ và bạo lực của Hồng Kông tới từ tin giả

Giận dữ và bạo lực của Hồng Kông tới từ tin giả

152
0

Một trong số những bức hình được chụp và lan truyền trên Internet về tinh thần phản kháng của người dân Hồng Kông là hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi đỏ bừng mặt giận dữ hét vào mặt cảnh sát.  Tay chống gậy, đầu bà thậm chí còn chưa cao bằng khiên chống bạo động của cảnh sát. Mái tóc hoa râm của bà được buộc lại theo kiểu đuôi ngựa, chiếc áo phông đã cũ của bà trái ngược với màu xanh lá cây và màu đen của quân đội được mặc bởi các sĩ quan trong trang bị chống bạo loạn. Thật là một hình ảnh đẹp và truyền cảm hứng.

Giận dữ và bạo lực của Hồng Kông tới từ tin giả

Nhưng…

Trong bài viết của Laurel Chor, một nhà báo hoạt động tại Hồng Kông, đã đăng ngày 31 tháng 7 năm 2019 trên blogs.spectator.co.uk , cho biết đó không phải sự thật. Chor cho biết:

“Tôi chụp ảnh bà trong một cuộc tuần hành có sự tham dự của hàng chục ngàn người trong khu phố Yuen Long ở Hồng Kông. Một thời gian ngắn sau đó, những người biểu tình đã bị chính quyền giải tán. Hình ảnh đã lan truyền vào ngày hôm sau. Đối với những người ủng hộ các cuộc biểu tình, người phụ nữ này đã vô tình trở thành một biểu tượng của sự phản kháng chống lại chính phủ Hồng Kông. Badiucao, một nghệ sĩ dân chủ nổi tiếng của Trung Quốc, sau đó đã sử dụng hình ảnh của tôi để tạo ra một loạt các châm biếm chính trị chỉ trích chính phủ Hồng Kông và Trung Quốc. Nhưng những bình luận tiêu cực đã nhanh chóng xuất hiện sau: Đây là cách mà những tin tức giả được tạo ra và lan truyền! Một người khác cho rằng điều này thật đáng khinh, bức ảnh này không chính xác; một người khác nói tôi là người xuyên tạc sự thật. “

Sau khi tìm hiểu, Laurel Chor đã nhận ra sai lầm của mình.

Tổng biên tập của tờ báo Global Times đã đăng đoạn video người đàn bà ngăn cản những người biểu tình, bình luận rằng những người biểu tình đã sử dụng một bức ảnh bà ấy nói chuyện với cảnh sát để Tuyên truyền giả mạo.

Người đàn bà này đã bị chính những kẻ bạo loạn đẩy bà về phía cảnh sát, sau đó chụp ảnh của bà ấy để khiến bức ảnh trông như bà đang mắng mỏ cảnh sát. Với nhiều tuần biểu tình, Hồng Kông bị chia rẽ. Người dân bị buộc phải đứng về phía chính quyền hoặc người biểu tình, và người biểu tình đã bằng mọi chiêu trò truyền thông để lôi kéo nhiều người dân hơn nữa tham gia vào cuộc biểu tình. Trong đó, bức ảnh này đã bị lan truyền với mục đích như vậy. Không ai quan tâm đến lời phàn nàn của người đàn bà dành cho những kẻ biểu tình, mà chỉ quan tâm tới những gì họ muốn nhìn thấy. Thông điệp của bà là muốn ngừng ngay cuộc bạo loạn lại, nhưng nhìn trên bức ảnh thì người ta sẽ chỉ thấy rằng bà đứng về phe biểu tình để chống đối chính quyền và khiêu khích cảnh sát.

Giận dữ và bạo lực của Hồng Kông tới từ tin giả

Giận dữ và bạo lực của Hồng Kông tới từ tin giả

Trong những biến cố lớn về chính trị như thế này, việc đưa ra tin giả để thao túng dư luận rất phổ biến. Ngay trong cuộc biểu tình cá tại Việt Nam, phe rận chủ kích động biểu tình ở Việt Nam đã lấy ảnh cá chết ở hồ Michigan nước Mỹ để minh họa cho cá chết ở Vũng Áng. (Ảnh đính kèm) Những tin tức giả này cố tình đánh động vào sự phẫn nộ của người dân, khiến người dân trở nên kích động, mất đi lý trí, gia tăng sự căm ghét chính quyền, từ đó đứng về phe người biểu tình. Nhưng những cuộc biểu tình dựa trên giả dối chỉ dẫn đến tàn phá và suy sụp cho chính những người dân. Chính quyền và phe biểu tình, bên nào thắng bên nào bại, thì chính người dân thường vẫn là khổ nhất.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây