Trang chủ Loa Phường Ai đúng, ai sai trong phiên xử Hà Văn Nam?

Ai đúng, ai sai trong phiên xử Hà Văn Nam?

190
0

Ngày 30/07/2019, Tòa án Nhân dân huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 7 bị cáo – gồm Nguyễn Quỳnh Phong, Lê Văn Khiển, Hà Văn Nam, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng, Trần Quang Hải – từ 18 đến 36 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Ai đúng, ai sai trong phiên xử Hà Văn Nam?

Qua tìm hiểu, được biết 7 người vừa nêu là thành viên của một nhóm lái xe chuyển phản đối các trạm thu phí giao thông theo mô hình BOT, mà họ cho là được đặt ở vị trí không hợp lý, để giúp doanh nghiệp chủ thầu lạm thu tiền qua trạm của người đi đường. Hình thức phản đối quen thuộc của họ là đồng loạt dừng xe trước các trạm thu phí, rồi từ chối nộp tiền và di chuyển, nhằm gây ách tắc giao thông, buộc trạm phải cho xe đi qua mà không thu phí.

Lúc 14h ngày 31/12/2018, 7 bị cáo tụ tập để phản đối trạm thu phí Phả Lại, đặt trên Quốc lộ 18, đoạn thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Trong lúc Hà Văn Nam vào thương lượng với trạm trưởng, đề nghị “xả trạm”, 6 bị cáo còn lại dừng xe trước trạm để gây ách tắc. Đến 15h, dù trạm trưởng đã đồng ý “xả trạm”, 6 bị cáo vẫn từ chối di chuyển, khiến đường tiếp tục ách tắc đến 15h30’.

Trong 7 bị cáo, Hà Văn Nam là người có uy tín nhất, do từng là học sinh giỏi, doanh nhân thành đạt, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và người thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Vì vậy, trước và sau phiên tòa, giới chống đối và những người cùng hoạt động trong nhóm “đánh BOT” đã biến Hà Văn Nam thành biểu tượng chính của vụ việc, để làm truyền thông bênh vực nhóm bị cáo và công kích Nhà nước Việt Nam. Những cá nhân cực đoan của nhóm “đánh BOT” – như Trương Châu Hữu Danh, Phuong Ngo… – là kênh truyền thông quan trọng nhất của họ.

Xung quanh phiên tòa, lập luận của giới zân chủ xoay quanh 3 thông điệp:

Thứ nhất, là hùa theo lập luận bào chữa tại tòa của luật sư Hà Huy Sơn. Sơn nói rằng Nam không có lỗi khi dừng xe trong quãng 14h-15h, vì khi đó Nam đang thương lượng với trạm trưởng về vấn đề “xả trạm”, và việc dừng xe của Nam đã được trạm đồng ý. Nam cũng không gây ra tình trạng ách tắc trong quãng 15h-15h30’ (sau khi trạm trưởng đã đồng ý “xả trạm”), vì quyết định dừng xe khi đó do 6 bị cáo còn lại đưa ra. Như vậy, trong vụ việc này, Nam chỉ có động cơ “khiếu nại để đòi hỏi quyền lợi”, chứ không có động cơ “gây ách tắc giao thông”, nên chưa có dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm.

Dựa trên lập luận bào chữa vừa nêu, nhóm Trương Châu Hữu Danh tuyên truyền rằng Tòa án Nhân dân huyện Quế Võ, Bắc Ninh đã kết án oan cho Nam để “trả thù”, và bản án là sự “tự chà đạp lên luật pháp”.

Thứ hai, nhân việc có một lượng lớn cảnh sát được huy động để ngăn các nhóm “đánh BOT”, các nhóm“dân oan” và các thành phần chống đối vào dự tòa, họ tuyên truyền rằng phiên tòa không diễn ra một cách công khai, và chế độ đang đối đầu với “người dân” trong vụ việc.

Thứ ba, họ tiếp tục xây dựng hình tượng Hà Văn Nam, để mô tả phiên xử Nam như một cuộc chiến giữa “thiện” và “ác” – trong đó phe “thiện” là giới chống đối, tập hợp những người có đức, có tài, đấu tranh vì người dân như Nam; còn phe “ác” là Nhà nước, tập hợp những biểu hiện tham nhũng, bất công như các trạm BOT “đặt sai chỗ”.

Ngoài ra, tổ chức Ân xá Quốc tế tiếp tục phong Nam làm “tù nhân lương tâm”, với lý do Nam bị bỏ tù chỉ vì “thực hiện quyền công dân và các quyền con người căn bản được hiến pháp và luật pháp bảo vệ”.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, thủ thuật dừng xe tại trạm thu phí để gây tắc đường, buộc doanh nghiệp xả trạm đã được các nhóm “đánh BOT” áp dụng rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố trong những năm gần đây. Vì vậy, không thể nói rằng Hà Văn Nam không cố tình gây ách tắc giao thông để phục vụ mục đích phản đối của mình.

Thứ hai, dù các nhóm “đánh BOT” và giới “dân chửi” nhiệt tình bào chữa cho Hà Văn Nam, họ không dám nói rằng 6 bị cáo còn lại vô tội. Như vậy, họ không thể nói rằng chính quyền địa phương cố tình xử án oan để “trả thù”, và họ đúng, Nhà nước sai trong vụ việc.

Thứ ba, công bằng mà nói, nhóm Hà Văn Nam đã phản đối một chính sách mà cả dư luận lẫn nhiều cơ quan Nhà nước đều thấy là có nhiều vấn đề. Tuy nhiên, họ đã phạm sai lầm khi phản đối chính sách bằng những hành động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến nhiều người ngoài cuộc, và tìm sự hỗ trợ từ những lực lượng có mục đích sau cùng là lật đổ chế độ. Hy vọng vụ việc này sẽ khiến những người phản đối chính sách chọn cách hành xử khác, để không làm uổng phí phong trào mà họ mất nhiều công xây dựng.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây