(Đăng Thứ tư, ngày 07/8/2019)
Dịch sang tiếng Việt bởi moquocte.com
Việt Nam có một chiến lược thông minh để ngăn chặn Trung Quốc nuốt hết toàn bộ Biển Đông, đó là trở thành cùng hội cùng thuyền với một thế lực mà Bắc Kinh không đủ sức đối kháng trong những ngày này. Thế lực đó là Nga.
Trung Quốc coi Biển Đông là thuộc sở hữu của họ và họ đã và đang làm bất kỳ cái gì để chiếm lợi thế trong nhiệm vụ này. Các hoạt động của họ, chẳng hạn như xây dựng đảo nhân tạo trong những khu vực vi phạm phán quyết của tòa trọng tài quốc tế hoặc hăm dọa các láng giềng bằng cách cử tàu vào các vùng biển tranh chấp.
Trong khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không được chuẩn bị để ngăn chặn Bắc Kinh thì Việt Nam – một người cũng có tuyên bố chủ quyền với một phần Biển Đông – dường như đã sẵn sàng.
Cho đến nay, Việt Nam đã và đang cố gắng ngăn chặn Trung Quốc theo cách rất dũng cảm, họ triển khai lực lượng đối đầu các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của họ.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã thúc đẩy một thỏa thuận để cấm nhiều hành động đang diễn ra của Trung Quốc ở Biển Đông như xây dựng đảo nhân tạo, phong tỏa vùng biển, triển khai các vũ khí tấn công như tên lửa, và một hành vi mà Trung Quốc đã khởi xướng năm 2013 gọi là “vùng nhận dạng phòng không”.
Việt Nam cũng đang có những nỗ lực để thách thức Trung Quốc bằng cách khoan dầu khí trong những khu vực nằm trong đường 9 đoạn – tức là một đường biên giới mơ hồ do Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách tần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên rắc rối của nỗ lực đặc biệt này là Hà Nội đã lựa chọn các đối tác yếu cho những hoạt động khoan dầu của mình. Đó là các công ty ONGC Videshand của Ấn Độ và Repsol của Tây Ban Nha. Cả hai nước này đã phải bỏ dở quan hệ đối tác với Hà Nội sau khi có áp lực từ Bắc Kinh.
Hiện nay Việt Nam đang bắt đầu đấu tranh với Bắc Kinh bằng cách kết hợp với hãng dầu khí khổng lồ của Nga là Rosneft. Thông tin này được một bài báo gần đây của Bennett Murray nói trên tờ Foreign Policy.
Murray viết: “Lần này, một đối tác cứng rắn hơn đã tham gia: Rosneft. Đây là hãng mà cổ đông chính là chính phủ Nga. Gazprom cũng hoạt động gần đó, giống như Zarubezhneft, Gazprom hoàn toàn thuộc nhà nước Nga được thành lập năm 1967 và đã liên doanh với hãng PetroVietnam tạo thành Vietsovpetro. Đó là tất cả những gì còn lại của những dự án liên doanh dầu khí với nước ngoài từ thời Liên Xô”.
Sự hiện diện của Nga trong các vùng biển tranh chấp có thể là một người thay đổi cuộc chơi cho Việt Nam. Bắc Kinh sẽ cực kỳ khó khăn để đối đầu Hải quân Nga – những người đã sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho Moscow trong khu vực. Điều đó có thể cân bằng tham vọng về Biển Đông của Trung Quốc và giữ gìn hòa bình trong khu vực.
Có lẽ Philippines nên học một hoặc hai bài học từ Việt Nam trong việc phát triển chiến lược của bản thân để ngăn chặn Trung Quốc.
Nguồn: https://www.forbes.com/…/south-china-sea-vietnam-has-a-sm…/…
Ảnh: Từ “Lê Gạch”