Trang chủ Luận bàn - Phản biện NXB Tự do là gì? Vì sao bị đóng tài khoản ngân...

NXB Tự do là gì? Vì sao bị đóng tài khoản ngân hàng?

199
0

Ngày 5/8/2019, VOA loan báo: Ba tài khoản ngân hàng của một nhà xuất bản ở Việt Nam được cho là bị an ninh ra lệnh khóa bởi vì các ấn phẩm của họ không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền.

Vẫn theo VOA, nhà xuất bản có ba tài khoản ngân hàng bị an ninh ra lệnh khóa được nhắc đến là Nhà xuất bản Tự do.

“Ra đời từ ngày 14/2/2019, Nhà xuất bản Tự do, một tổ chức có phương châm “Nói ‘không’ với kiểm duyệt, lan tỏa tri thức và tôn trọng sự thật” gây chú ý với việc phát hành một loạt sách của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang: “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Phản Kháng Phi Bạo Lực,” cùng một số sách của các tác giả khác có nội dung liên quan đến nhân quyền, tù nhân lương tâm, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.”

Trả lời lý do về việc ba tài khoản ngân hàng của Nhà xuất bản Tự do bị an ninh ra lệnh khóa, người có tên là Nam Khánh, tự xưng là đại diện của nhà xuất bản này nói với VOA hôm 4/8 như sau: “Việc NXB bị đánh phá, tôi cho rằng không phải chỉ vì chúng tôi hợp tác với cô Phạm Đoan Trang, mà vì tiêu chí không chịu kiểm duyệt của NXB.

Một NXB hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước, thường xuyên bị chính quyền đánh phá là điều không có gì lạ. Gần đây nhất là việc người giao sách của chúng tôi bị an ninh giả dạng mua sách để vây bắt 2 lần trong 3 ngày, các thành viên của NXB bị truy đuổi phải bỏ chạy khỏi nơi ở, lần đó chúng tôi đã mất gần như toàn bộ tài sản có giá trị.”

Ở một diễn biến khác, nữ lưu dân chủ Phạm Đoan Trang, tác giả của một loạt bệnh phẩm như “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù”, “Phản Kháng Phi Bạo Lực” được Nhà xuất bản Tự do phát hành đã viết trên FB hôm 5/8 bằng giọng điệu vu cáo quen thuộc: “Sau lần “vồ hụt” người vận chuyển cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” và “Chính trị bình dân” sáng 30/7, lực lượng an ninh đã tiếp tục rình bắt các shipper…, trong đó có một lần an ninh huy động cả côn đồ vào cuộc đuổi bắt.

Bên cạnh đó, gần như bất cứ tài khoản cá nhân nào được NXB Tự do mở ra (để nhận tiền mua sách và ủng hộ từ bạn đọc) đều bị phong toả ngay lập tức”.

NXB Tự do là gì? Vì sao bị đóng tài khoản ngân hàng?

Hai bệnh phẩm của nữ lưu dân chủ Phạm Đoan Trang do NXB Tự do ấn hành (Ảnh FB)

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Luật Xuất bản 2012 thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.

Điều 13 Luật Xuất bản 2012 quy định, việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; 2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu; 3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định; 4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản:

“1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây: a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây: a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản; c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm; d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu; đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép; e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy có thể thấy rõ, cái gọi là “Nhà xuất bản Tự do” mà VOA nhắc đến là một tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật, không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đặc biệt nguy hiểm hơn, đây còn là nơi tàng trữ, tán phát các tài liệu có nội dung vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương Tây; cũng như thực hiện các hoạt động bảo kê, dung dưỡng cho các đối tượng chống phá nhà nước. Hoạt động phát hành một loạt bệnh phẩm của nữ lưu dân chủ Phạm Đoan Trang do Nhà xuất bản Tự do thực hiện thời gian qua chính là một ví dụ điển hình. 

Chính những điều này khiến các cơ quan chức năng phải “sờ gáy” đến hoạt động của Nhà xuất bản Tự do, trước mắt là việc can thiệp khóa một chiều ba tài khoản ngân hàng của nhà xuất bản không phép này. Và tin chắc rằng, đây mới chỉ là biện pháp ban đầu, để ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm mà cái gọi là Nhà xuất bản tự do có thể gây ra cho xã hội, trong thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ còn áp dụng những biện pháp cứng rắn và quyết liệt hơn./.

Đắc Chí

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây