Theo tài liệu “Động Kinh ở Trẻ” của Bộ Y tế chủ biên năm 2008 thì Cơn Động Kinh được chia là 02 loại chính là “Cơn Động Kinh Toàn Bộ” và “Cơn Động Kinh Cục Bộ”, trong đó ở “Cơn Động Kinh Toàn Bộ” chia làm 06 loại, và tại loại thứ 6 có tên là: Cơn co cứng – co giật (cơn lớn) ghi:
“khởi đầu trẻ mất ý thức, co cứng cơ sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, đỏ mặt), có thể CẮN PHẢI LƯỠI. Sau đó xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột, có thể ngừng hô hấp. Giai đoạn sau cơn kéo dài vài phút đến vài giờ (trẻ bất động, cơ lực giảm, ý thức u ám, giãn cơ hoàn toàn, có thể có đái dầm, thở hổn hển, có thể tăng tiết đờm dãi, ý thức cải thiện dần dần), đau đầu, đau người.”
Cũng theo tài liệu này tại phần “Các Biện Pháp Can Thiệp Sớm” có mục “Xử trí cơn động kinh”, bao gồm:
1. Đưa trẻ vào một nơi an toàn.
2. Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật.
4. Nới rộng quần áo của trẻ.
5. Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật.
“6. Đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn ngang miệng trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi của mình”. (không có thì đành dùng Tay đưa vào, túng quá thì đành làm liều thôi :v)
7.Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương.
8. Tránh đông người xung quanh trẻ.
9. Sau cơn co giật trẻ thường ngủ. Để trẻ ngủ yên.
10. Chỉ cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị đau đầu hoặc có thể có cơn tiếp theo.
11. Thuốc kháng động kinh phải theo sự chỉ định của bác sỹ
Và, cuối sách ghi rõ “Sản phẩm chương trình hợp tác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” giữa Bộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban Y tế Hà Lan. Ngoài ra, việc cho tay vào miệng mà các hướng dẫn y tế khuyến cáo không nhằm mục đích chống cắn vô lưỡi, mà là tạo đường thông khí chứ không chỉ là chống cắn lưỡi vì khi đó hô hấp của người bị bệnh là rất yếu và cực kỳ hỗn loạn.
Ngoài ra, nhiều anh bác sĩ đang dẫn Mỹ dẫn Anh ra lý luận. Thật ra thế này, người Mỹ ý, họ luôn đề cao sự an toàn, không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả bác sĩ. Họ không đồng ý việc cho tay vào miệng vì phần nhiều là làm như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người sơ cứu, chứ không phải chỉ cho bệnh nhân. Vì sao, vì lúc này người bệnh sẽ cắn và nghiến cực mạnh, có thể gây tổn thương sâu cho ngón tay, vốn mềm, mà răng người thì dơ không khác gì răng thú, cho nên là dễ gây nguy hiểm cho bác sĩ. Còn đối với bệnh nhân, đặc biệt là em bé nhỏ thế này thì nguy cơ cắn đến gãy răng của mình, hay gãy tay người sơ cứu là thấp, khó mà gây nguy hiểm được… Và các anh bác sĩ cũng lờ đi 1 thực tế, rằng đây là tình huống ôm em nhỏ chạy khỏi đám đông, không phải là tình huống sơ cứu cho bé tỉnh lại. Khi chạy thì không giống như khi người bệnh nằm giật ở dưới đất, chưa ông nào dám khẳng định chạy như thế không ảnh hưởng tới lưỡi đâu. Mà bắt buộc nó phải chạy vì sân vận động 25.000 người, nếu trái banh trúng em nhỏ thì chắc hôm nay báo chí đã chửi chết 02 anh CSCĐ rồi, nên 02 anh CSCĐ phải chạy về phía xe cấp cứu, và khi chạy mà chuẩn chỉnh thì còn phải có nẹp cổ cố định cơ, nhưng gấp rút thì kiếm đâu ra, nên 1 chú bế, 1 chú ôm đầu và đặt tay vào miệng thằng bé là hoàn toàn chấp nhập được.
Như vậy, việc 02 đồng chí CSCĐ sơ cứu em nhỏ bằng cách đưa tay vào chặn miệng là hoàn toàn làm đúng theo những gì Bộ Y tế đã đưa ra, chứ không phải theo mấy công thức y học được đưa lên mạng bởi những chuyên gia “thuận tự nhiên” hay các Y bác sĩ quên mất giữa việc “động kinh ở người lớn” và “động kinh ở trẻ em” khác nhau như nào!
Tôi tự hỏi, trong tập huấn Sơ Cấp Cứu cho người bị động kinh, nhất là trường hợp các em nhỏ có khi nào người Tập huấn có lưu ý các Y bác sĩ và người được tập huấn rằng “có thể xảy ra trường hợp cắn lưỡi” và người sơ cấp cứu phải tùy tình hình mà đưa ra quyết định không ?!
Những ai muốn phản bác cách làm của các đồng chí Công an từ CS PCCC Cứu Nạn Cứu Hộ đến Cảnh sát Cơ Động thì hãy phản bác Bộ Y tế và Uỷ ban Y tế Hà Lan trước đi đã nhé
Link tài liệu: kcb.vn/wp-content/uploads/2015/08/17.-Động-kinh-ở-trẻ-em.pdf
P/s: ảnh của Three Thousand