Nhà báo Anh David Hotham đã viết: “Người ta khoe rằng Việt Nam Cộng hòa đã độc lập thật sự, nhưng thật ra không có gì độc lập cả. Một nước làm sao có thể độc lập được khi cả ngân sách của quân đội mình đều do nước ngoài gánh chịu? Một nước làm sao có thể độc lập được khi 80% tiền mua hàng hóa nhập cảng không phải trả bằng tiền bán hàng hóa xuất cảng mà bằng tiền lấy trong ngân khố của Washington”
Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đã quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ.
James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét trong sách “Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968” (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2008) như sau: “Sự méo mó kinh tế cũng gây hậu quả khủng khiếp. Sự có mặt mở rộng của Mỹ và chương trình viện trợ quân sự gây sốt lạm phát. Chi phí đời sống tăng 74% vào quý hai năm 1966. Một năm sau, giá cả tăng 190% so với mức của 1965… Lạm phát tiếp tục leo thang, làm hàng hóa và tiền mặt vương vãi trên thị trường chợ đen, và rồi chảy vào kho chứa an toàn từ Nhật, Hong Kong, sang các ngân hàng châu Âu. Một viên chức than rằng chiến tranh đã tạo thành “bản giao hưởng toàn quốc của trộm cắp, tham nhũng và hối lộ”.
Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ… Từ trước đó, giới chức Mỹ đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu “miền Nam Việt Nam” (fictive state).
Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa 1955-1975
Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thực về thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới mục tiêu là chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ.
Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Lấy ví dụ, tổng thu nội địa của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 là khoảng 300 tỷ đồng, với tỷ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla (bình quân 54 USD/người/năm), chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm. Như vậy có nghĩa hơn 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu chính phủ là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính. Đó là:
Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia bình quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, thì lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập bình quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.
Biển “Quốc tế viện trợ” trên đường thời kỳ VNCH
Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí… là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.
Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỷ đôla – gấp 10 lần tổng GDP của cả tám triệu dân do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu.
Một khu chợ ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – trước 30/4/1975
Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào… để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt… không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… để sản xuất.
Kết, Một VNCH giàu có như tuyên truyền hoàn toàn chỉ có trong truyền thuyết. Một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ và bị kiểm soát bởi người Hoa và bang hội giang hồ thì không thể nào là một nền kinh tế phát triển. Thế nên những ai còn nghĩ nếu VNCH còn tồn tại mà sẽ được như Hàn Quốc thì hãy tỉnh lại, ngay cả Hàn nếu không có bàn tay thép và chế độ độc tài đẫm máu của Park thì cũng không bao giờ có Hàn Quốc của ngày hôm nay.
CPDVN – SƯU TẦM, TÔNG HỢP