Mấy hôm nay sau sự ra đi của ông Nguyễn Hà Phan (tức Phạm Văn Khoa), người trước khi bị khai trừ Đảng, phế truất các chức vụ là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội. Và cùng với sự xuất hiện của hình ảnh chụp những dòng viết tay với tiêu đề “LỜI DẶN DÒ” của ông này với thân nhân và gia đình. Đã có không ít người chửi rủa người vừa quá cố này.
Cái lí cho việc này là bởi, vào thời điểm chết ông còn không bằng một công dân chứ đừng nói là một người từng nắm những chức vụ chủ chốt trong bộ máy Đảng cộng sản và nhà nước VN những năm trước đây. Vì lẽ này nên những lời dặn dò về việc không đưa tin về cái chết lên báo chí, truyền thông và không tổ chức ban lễ tang có nhiều người, thành phần là các cơ quan nhà nước, chỉ cần có người thân là đủ… có vẻ như trở nên thừa và không cần thiết.
Ảnh: Hội những người ghét bọn phản động.
Trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều bài viết lật lại quá trình khiến ông này bị khai trừ Đảng, phế truất các chức vụ nắm giữ. Xin trích lại để những ai quan tâm cùng theo dõi: “Trong chiến tranh Việt Nam, Nguyễn Hà Phan làm cho nhà tù VNCH. Sau giải phóng Nguyễn Hà Phan đã được Mỹ hậu thuẫn đóng giả trà trộn vào tù binh cách mạng của Việt Cộng bị bắt.
Phan được tổng bí thư tin tưởng và ủng hộ vận động cho Phan lên làm thủ tướng theo dự đoán nếu không bị lộ 10 năm nữa nhiều khả năng sẽ lên tổng bí thư. Đến khi TBT Nguyễn Văn Linh viết hồi kí. Vốn là người cẩn thận ông Linh khi viết hồi kí có tìm nhân chứng để xác minh. Tuy nhiên số cán bộ trong nhà tù mà ông bị bắt đã bị giết sạch chỉ còn Phan.
TBT Nguyễn Văn Linh bấy giờ mới đặt nghi vấn cho Phan. Theo trí nhớ của Ông Linh thì trong số lính trong nhà tù có một tên lính đã đánh ông, nhưng ông lại không nhớ mặt. Tên lính này khiến ông Linh mường tượng về Phan. Ông Linh vẫn nhớ trên lưng hắn có vết sẹo. Ông Linh đã liên kết với ông Đỗ Mười tổ chức cho Phan đi tắm biển để theo dõi. Đúng là trên người hắn có vết đó. Phan lúc đó đã lộ. Vào năm 1996 trong một buổi sáng ông Phan đã có 1 loạt đơn tố cáo, bị khai trừ khỏi Đảng, tước hết mọi chức vụ sau đó bị quản thúc đến cuối đời để tra hỏi.
Trường hợp của Phan là trường hợp mật vụ CIA gài sâu nhất trong cơ quan nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam đã kịp khai trừ tên này trước khi biến thành Gorbachev của Việt Nam. Sau vụ Nguyễn Hà Phan chính quyền Mỹ tổ chức điều tra bí mật các Việt Kiều tại Mỹ xem ai báo tin”.
Tuy nhiên dưới góc nhìn công bình và khách quan hơn sẽ thấy những sự chửi rủa dành cho người quá cố ở trên nhìn dưới phương diện nào đi nữa thì cũng có phần thái quá.
Ông Nguyễn Hà Phan từ ngày 17/4/1996 đã chấm dứt sự nghiệp chính trị đỉnh cao của mình. Ông đã lặng lẽ sống từ khi đó cho đến cuối đời mà không có bất cứ một điều tiếng nào. Sự phản bội, trá hình và việc làm gián điệp của ông bị trả giá kể ra như thế cũng là đã quá đau đớn. Và có lẽ sau tất cả ở Nguyễn Hà Phan đã có một sự ân hận, hối cải nhất định nên ông đã chọn một cuộc đời như thế mà không học theo những kẻ phản bội khác, tìm đến những phương trời dân chủ xa xôi để hưởng thụ.
Và có lẽ cũng ý thức được tội trạng quá lớn và chồng chất của mình nên ông đã dặn dò gia đình không đưa tin cái chết của ông lên truyền thông báo giới; từ chối nếu như chính quyền các cấp có tổ chức lễ tang cho mình khi cuối đời.
Bất cứ ai rồi cũng sẽ có những sai lầm cho riêng mình trong cuộc đời. Ông Nguyễn Hà Phan đặc biệt hơn khi ông đã có thời gian dài làm việc cho địch nguỵ, chấp nhận bán rẻ Tổ quốc của mình vì những thứ lí tưởng viển vông, không có giá trị thực tế. Nhưng rồi, “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ quay lại”, dù sự quay lại, hối cải của ông Phan chưa được công khai nhưng với cách ứng xử, chọn lựa cuộc sống sau khi bị phát giác, ngã ngựa thì xin thưa đó cũng đã phần nào nói lên sự hối cải đã qua.
Một lẽ khác cũng cần được nói đến, sau chiến và suốt những năm hoà bình đã qua, một cái điều chúng ta nói đến nhiều, làm nhiều và Đảng, chế độ ta cũng đang cố gắng là hoà giải dân tộc; chúng ta đang cố gắng kết nối giữa những người đã từng bên kia chiến tuyến, chĩa mũi súng vào nhau để rồi con Lạc, cháu Hồng cùng nhau xây dựng, tô thăm non sông, tổ quốc. Và trong vô vàn điều chúng ta làm được đó là tha thứ cho những người đã phạm sai lầm; họ không ra đi, không chối bỏ tội lỗi, dám đối diện với tội lỗi và chấp nhận trả giá.
Cho nên, hãy cố xem những lời dặn dò cuối đời của ông Phan là sự chấp nhận, là cái cách ông đối diện với sai lầm với quá khứ lúc lâm chung. Rằng ông biết mình không xứng đáng được truyền thông đưa tin, nhắc lại về mình, và cũng không xứng đáng được nhà nước (dù chỉ là địa phương) làm đám tang cho mình…
An Chiến
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)