Sâu chuỗi lại những diễn biến tại Biển Đông nơi có sự can thiệp, tranh chấp của Tung Của với các nước láng giềng một điều dễ dàng có thể nhìn thấy đó là mỗi khi nước này đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, tranh chấp vùng biển với các nước láng giềng xung quanh thì một nguyên nhân sâu xa ẩn sau nó chính là việc nước này muốn hướng dư luận quốc tế ra phía ngoài khu vực nội địa nơi đang có rất nhiều vấn đề mà nước này không muốn các đối thủ của mình chú ý tới. Tung Của luôn coi mình là một con cọp lớn luôn dương nanh vuốt lên để đối chọi với các nước khác nhằm khẳng định vị thế của mình, một con cọp như vậy đâu muốn bị các đối thủ thấy mình đang bị thương đến rỉ máu.
Thời gian vừa qua, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang là vấn đề được bàn tán sôi nổi trên truyền thông xã hội ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Nó được cho là nguyên nhân kéo lùi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bởi nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Thương chiến Mỹ – Trung còn khiến các công ty công nghệ của Bắc Kinh bị tê liệt và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Nhưng đó không phải vấn đề duy nhất của Trung Quốc. Một vấn đề lớn khác của Trung Quốc là các “bong bóng” vẫn đang bị thổi theo mọi hướng. Điển hình như “bong bóng” bất động sản – giá nhà tăng vọt khiến chủ nhà ngày càng giàu, trong khi nó phá nát giấc mơ của người trẻ khi muốn xây dựng gia đình. Giá nhà cao kéo theo tỷ lệ kết hôn thấp. Tỷ lệ kết hôn thấp lại dẫn tới lực lượng lao động bị thu hẹp. Và hệ lụy là “tỷ lệ phụ thuộc” không mong muốn. Số ít công nhân sẽ phải làm để nuôi sống số đông những người nghỉ hưu.
Một “bong bóng” khác cũng gây phiền toái không kém cho giới chức Trung Quốc là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước. Trong nước, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ngoài phục vụ tham vọng bá chủ Biển Đông và duy trì tuyến đường thủy xuyên suốt tới các quốc gia dầu mỏ Trung Đông và các nước giàu ở châu Phi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ những dự án này không thực sự hiệu quả về kinh tế như mong đợi và không bền vững.
Theo ước tính của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) năm 2018, tỷ lệ nợ công của Trung Quốc trên GDP lên tới 300%. Tệ hơn, chính phủ Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào vai trò người đi vay và cho vay thay vì phân tán rủi ro tín dụng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ cả hệ thống.
Đó mới có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, một tư duy phát triển bành chướng bất chấp việc sử dụng thủ đoạn gì đối với đối thủ của mình rồi đến lúc cũng phải trả giá cho những hệ lụy mà chính sự phát triển ấy mang lại. Các cụ có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” ấy vậy mà ông láng giềng của chúng ta thì không như vậy, sử dụng bất chấp thủ đoạn để thực hiện được những mưu mô bành chướng hay sử dụng việc tranh chấp với hàng xóm của mình để che mờ những vấn đề đang nhức nhối ở trong nước. Rồi có ngày “cọp xuống đồng băng bị chó bắt nạt” cho mà coi./.
LOXEBEN