Sau sự ra đi của cây đại thụ nền toán học Việt Nam, Gs Hoàng Tuỵ. Trong khi giới trí thức, báo chí nhà nước và cả những người bạn của cố Gs nói nhiều tới những đóng góp của ông lúc sinh thời trên cương vị là một nhà toán học, viện trưởng Viện Toán học VN. Họ đồng loạt ca ngợi người con của đất Quảng Nam trong vai trò là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.
Tri ân những đóng góp của ông, đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhiều lãnh đạo của Đảng cộng sản và nhà nước Vn đã đến viếng, tiễn biệt ông (Xem thêm: https://vnexpress.net/giao-duc/thu-tuong-vieng-giao-su-hoang-tuy-3954687.html).
Song dường như đó chưa phải là điểm đến duy nhất, đồng nhất và cuối cùng sau sự ra đi của cố Gs Hoàng Tuỵ.
Cũng giống như sau sự ra đi của cố nhà giáo Phạm Toàn, một cây đại thụ của nền giáo dục Việt Nam. Những đóng góp của cố nhà giáo đối với nền giáo dục là điều không ai có thể chối cãi, được nhiều cấp, nhiều ngành và dư luận ngợi ca… Song, những nhà dân chủ, những kẻ chọc ngoáy chế độ lại chỉ nêu lên những hoạt động của ông với tư cách là một nhà ‘xã hội dân sự”, là người bất đồng chính kiến với chế độ. Đoạn viết của Phạm Đoan Trang về cố nhà giáo cho thấy rất rõ điều này: “Năm 2007, ở tuổi 75, ông là dịch giả của cuốn sách đồ sộ ngàn trang “Democracy in America” mà để xuất bản được, ông đã khéo léo chuyển ngữ từ “Democracy” (dân chủ) thành “dân trị”, tuy không hoàn toàn đồng nghĩa với “dân chủ” nhưng vẫn đúng bản chất của khái niệm này và mở ra nhiều hàm ý mới cho phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam.
Ở tuổi 77, ông sáng lập nhóm Cánh Buồm. Gọi là “nhóm” nhưng tính tổ chức, nhóm hội không phải là một đặc điểm quan trọng của nó. Cánh Buồm thực chất đại diện cho một đường lối giáo dục mới, một phương pháp mới nhằm giúp học sinh tự tổ chức việc học của mình, tự học, tự tư duy và tóm lại, thoát khỏi nền giáo dục nhồi sọ để thành người.
Cũng năm ấy (2009), ông sáng lập và là một trong các biên tập viên, cây bút chính của Bauxite Việt Nam – trang web đầu tiên kết nối trí thức người Việt trong và ngoài nước trong nỗ lực phản biện chính sách, mở mang quan trí, dân trí. Thời đó ở Việt Nam, Facebook chưa phổ biến; Bauxite Việt Nam cùng với Ba Sàm là hai trang báo độc lập hiếm hoi với lượng view có lúc lên tới 1 triệu/ngày”.
Và như thế để cổ vũ cho những điều bất tuân với nhà nước, chúng sẵn sàng quên đi những thứ mà người đó đã làm, cái lẽ ra được vinh danh thì họ lại lãng quên. Họ lại cố đào sâu vào những thứ mà dưới những góc cạnh nào đó, lúc sinh thời bản thân người đó đã cố lãng quên đi không được!
Trở lại với sau sự ra đi của Gs Hoàng Tuỵ, viết trên Fb cá nhân nhân sự ra đi của vị Gs này, Gs Nguyễn Đình Cống, với tư cách là một nhà dân chủ đã nhắc lại số phận của Viện IDS, do Gs Hoàng Tuỵ đồng sáng lập.
Theo đó, sau khi nêu lí do: “Nhân dịp tiễn GS Hoàng Tụy về Trời, xin kể chút ít về Viện Nghiên cứu phát triển, viết tắt là IDS ( Institute ò Development Studies), do ông cùng sáng lập. Đó là một Viện nghiên cứu tư nhân, không nhận lương và bất kỳ một trợ cấp nào của Nhà nước.và không chịu sự lãnh đạo của ai cả” và giới thiệu: “Viện có 16 thành viên. GS Hoàng Tụy được bầu làm chủ tịch. TS Nguyễn Quang A làm Viện trưởng điều hành. Các thành viên còn lại gồm : Lê Đăng Doanh, Phan Đình Diệu, Vũ Kim Hạnh, Chu Hảo, Phạm Duy Hiển, Vũ Quốc Huy, Tương Lai, Phạm Chi Lan, Phan Huy Lê, Nguyên Ngọc, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Huỳnh Sơn Phước, Nguyễn Trung”.
Vị Gs ngành xây dựng này đã nhắc lại quá trình hoạt động của Viện này cũng như lí do bị giải tán. Và đúng như Gs Nguyễn Đình Cống viết: “Viện được thành lập vào tháng 9 năm 2007, theo Giấy phép hoạt động của Sở KH Hà Nội. Mục đích chính của Viện là Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh tế xã hội.Theo TS Nguyễn Quang A, Một trong những mục đích được đặt ra ngay từ khi thành lập Viện, đó là “đào xới vấn đề lên, khuấy động được thành một phong trào, để người dân, đặc biệt các trí thức trẻ có thể hiểu và cùng tham gia là một việc rất quan trọng. Nếu những người có trách nhiệm hoạch định chính sách lắng nghe hay tham khảo những kết quả thì rất tốt, còn nếu không, chúng tôi cũng không vì thế mà buồn. Chúng tôi mong tham gia phản biện, cảnh báo. Chúng tôi không đặt mục tiêu họ nghe mình bao nhiêu”. Trong 2 năm.tiếp theo Viện đã có nhiều hoạt động khoa học khá nổi tiếng, nghiên cứu nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội VN, đặc biệt là vấn đề giáo dục Viện đã có những kiến nghị rất khoa học”. Nhà nước, xã hội đã đánh giá rất cao vai trò, vị trí của Viện IDS và trên thực tế Viện này đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội VN. Chính Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhiều nhân sỹ trí thức vào thời điểm đó đã ủng hộ và sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu của Viện này vào thực tế quản lý điều hành đất nước và ra những quyết sách quan trọng.
Song đúng như chân lý: Cái gì tồn tại là hợp lý và ngược lại. Viện IDS đã bị giải thể chỉ vì Viện này sau một thời gian hoạt động đã rơi vào những khuynh hướng mà nếu tiếp tục tồn tại thì đó có thể là mầm mống cho một tổ chức chống đối có cỡ. Đó là chưa nói, khuynh hướng xét lại sẽ khiến cho danh tiếng của các cá nhân thành viên tiêu tan. Hoặc ít nhất nó cũng sẽ ảnh hưởng trực diện tới khả năng cống hiến khoa học của các thành viên trong những lĩnh vực chuyên môn.
Điều đáng nói ở đây, Gs Nguyễn Đình Cống không mảy may nhắc tới đóng góp của Gs Hoàng Tuỵ trên cương vị của một nhà toán học có tài, đóng góp lớn cho nền toán học VN mà ông lại viết: “GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A và các thành viên không chấp nhận được nỗi nhục bị người ta bắt giải tán nên đã tuyên bộ tự giải thể vào ngày 14 tháng 9 năm 2009. Viện IDS tự giải thể trước sự ngỡ ngàng của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, là một tổn thất to lớn của dân tộc. Nó chứng tỏ sự thiếu trí tuệ và kiêu ngạo của lãnh đạo ĐCS mà không chỉ riêng một mình Nông Đức Mạnh phạm phải”.
Mục đích hướng đến không ngoài kích động, cũng cố tình lãng quên những đóng góp lớn lao của nhà toán học quá cố này. Và vô hình chung với góc nhìn của mình, nhà toán học Hoàng Tuỵ chỉ còn là một nhà XHDS… Đó là điều không chỉ bất công cho chính ông (gs Hoàng Tuỵ) mà cho cả xã hội.
Thế mới biết, để đạt được mục đích đám dân chủ không chừa một thủ đoạn nào. Không bôi lem, hạ uy tín người khác thì chúng cũng nghĩ ra chiêu trò khiến cho hình ảnh nhân cách, hình ảnh của người đó bị méo mó… Nhưng xin nói với những kẻ như thế này rằng, xã hội luôn công bằng. Họ sẽ biết ai đóng góp gì, nên vinh danh cá nhân đó trên khía cạnh nào. Những trò tháu cáy hòng kích động sẽ chỉ làm trò cười cho những câu chuyện sau đó.
Vậy nên, tốt hơn hết các vị nên học cách nhìn cho rõ sự thật; trả lại cho những cá nhân như nhà giáo Phạm Toàn, Gs Hoàng Tuỵ những gì đã mang tên họ, thuộc về họ và đừng bôi bẩn họ bằng việc đưa họ về với hàng ngũ của chính mình.
Nguồn: Mõ làng